ClockThứ Hai, 26/08/2019 15:48

Paris tổ chức kỷ niệm 75 năm giải phóng khỏi chế độ phát xít

TTH.VN - Paris đã tổ chức tôn vinh những người lính Hoa Kỳ, những binh sĩ kháng chiến Pháp và những người khác đã giải phóng Kinh đô Ánh sáng khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã đúng 75 năm trước.

Chiến thắng Đức quốc xã sẽ sống mãi trong lịch sử

 

Đoàn người diễu hành trong trang phục từ thời Thế chiến II để kỷ niệm 75 năm giải phóng Paris khỏi chế độ Đức Quốc xã. Ảnh: AP.

Lính cứu hỏa đã dong một lá cờ Pháp khổng lồ từ tháp Eiffel, tái hiện lại khoảnh khắc khi ba màu sắc của lá cờ Pháp được kết lại với nhau từ các tấm vải được treo trên đài tưởng niệm 75 năm trước để thay thế lá cờ chữ vạn đã bay trong vòng 4 năm.

Hàng chục xe jeep từ thời chiến tranh Thế giới thứ hai, xe bọc thép, xe máy, xe tải và người dân mặc đồng phục thời chiến diễu hành qua miền nam Paris, theo bước tiến của liên minh Pháp và Hoa Kỳ vào thành phố này vào ngày 25/8/1944.

Trong số những người theo dõi cuộc diễu hành có ông Roger Acher, 96 tuổi, một trong số ít cựu chiến binh còn sống sót, đã tiến vào Paris cùng với quân đội vũ trang của tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque vào khoảng rạng sáng ngày hôm đó.

Sự kiện giải phóng Paris lại khiến cho người dân vừa vui vừa hỗn loạn. Nó diễn ra nhanh hơn và dễ dàng hơn cho quân Đồng minh so với trận chiến kéo dài của họ trước đó ở bờ biển Normandy. Nhưng cuộc chiến giành thủ đô của Pháp đã gây thương vong cho gần 5.000 người, bao gồm cả thường dân Paris, quân đội Đức và quân đội Kháng chiến Pháp.

Cuộc đổ bộ D-Day vào ngày 6/6/1944 đã giúp thay đổi cục diện chiến tranh, cho phép quân Đồng minh tiến quân qua Normandy và vươn xa hơn tới các vùng đất khác do Đức chiếm đóng quanh Tây Âu.

“Khi một cuộc chiến cuối cùng chống lại kẻ thù sắp kết thúc ở cửa ngõ vào Paris thì trái tim của nước Pháp này đã như phát điên lên. Đàn ông và phụ nữ đã khóc vì sung sướng. Họ nắm lấy cánh tay và bàn tay của những người lính và tung hô cho đến khi giọng nói của họ khàn đi”, ông Don Whitehead, người đã có mặt ở Paris vào ngày 25/8/1944 hồi tưởng lại.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng: Dân chủ để dân đồng thuận

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người dân đối với các chương trình, dự án (DA) trọng điểm đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của TP. Huế triển khai thực hiện với quyết tâm: Tạo được sự đồng thuận của người dân.

Giải phóng mặt bằng Dân chủ để dân đồng thuận
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó
Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho Brunei

Ngày 6/9, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã chủ trì cuộc họp Ủy ban ASEAN tại Paris (ACP) và lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch luân phiên của ACP cho Đại biện Đại sứ quán Brunei. Tham dự sự kiện có các Đại sứ, Đại biện và cán bộ Đại sứ quán các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Pháp.

Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho Brunei
Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công

Gấp rút thi công các hạng mục cần thiết trước mùa mưa bão là không khí chung tại hầu hết các dự án đầu tư công trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tiến độ thực hiện các thủ tục giải ngân trong thời gian tới.

Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công
Return to top