ClockThứ Ba, 21/11/2017 11:24

Paris và Amsterdam hưởng lợi từ Brexit

Hai thành phố lớn của Pháp và Hà Lan được lựa chọn để đặt trụ sở các cơ quan quản lý ngân hàng và dược phẩm châu Âu thay cho London sau Brexit.

EU, Anh tiếp tục đàm phán về Brexit tại BrusselsĐàm phán Brexit sẽ bắt đầu bằng vấn đề tình trạng công dân"Cú đòn" đánh vào tham vọng của Anh trong tiến trình BrexitThủ tướng Anh-Italy hội đàm về vướng mắc liên quan đến Brexit

Theo đó, Trụ sở mới của Cơ quan Quản lý Ngân hàng châu Âu (EBA) sẽ được đặt tại thủ đô Paris của Pháp và trụ sở mới của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ được đặt tại thành phố Amsterdam của Hà Lan.

 

Ảnh minh họa: AP
 
Quyết định này đã được các quan chức Liên minh châu Âu cũng như các Bộ trưởng phụ trách Brexit của các nước thành viên Liên minh, thông qua trong tối 20/11, sau một chạy đua căng thẳng kéo dài nhiều tháng qua.

Trước đó, trụ sở của cả 2 cơ quan này đều được đặt tại thủ đô London của Vương quốc Anh nhưng sau khi nước Anh lựa chọn Brexit, hai cơ quan quyền lực này buộc phải rời khỏi nước Anh và lập trụ sở tại một nước thành viên mới trong Liên minh châu Âu.

Trong cuộc đua giành quyền đặt trụ sở Cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu (EBA), một trong 3 cơ quan quản lý quan trọng nhất châu Âu trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng-bảo hiểm, thủ đô Paris của Pháp và thành phố Frankfurt của Đức là 2 ứng cử viên sáng giá nhất so với 6 thành phố đối thủ khác, do đây chính là hai trung tâm tài chính lớn nhất ở châu Âu sau London của Anh.

Nhưng, sau 3 vòng bỏ phiếu, hai thành phố lọt vào vòng cuối là Paris và thủ đô Dublin của Cộng hoà Ireland, và Paris được chọn sau khi bốc thăm. Việc được chọn làm nơi đặt trụ sở Cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu (EBA), một cơ quan có 170 nhân sự, được cho là sẽ tăng thêm quyền lực và sức thu hút cho Paris đối với các tập đoàn tài chính, ngân hàng, cũng như tạo ra nhiều việc làm mới.

Tuy nhiên, cuộc đua giành quyền đặt trụ sở Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) mới thực sự căng thẳng, khi có đến 19 thành phố tham gia cạnh tranh.

Hai thành phố là Amsterdam của Hà Lan và Milan của Italy lọt vào vòng bỏ phiếu cuối cùng và Amsterdam được chọn sau khi bốc thăm. Với 900 nhân sự, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu có quyền lực rất lớn trong lĩnh vực quản lý dược phẩm trên toàn bộ Liên minh châu Âu.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho Brunei

Ngày 6/9, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã chủ trì cuộc họp Ủy ban ASEAN tại Paris (ACP) và lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch luân phiên của ACP cho Đại biện Đại sứ quán Brunei. Tham dự sự kiện có các Đại sứ, Đại biện và cán bộ Đại sứ quán các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Pháp.

Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho Brunei
Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu vừa được công bố ngày 31/7, đợt nắng nóng gay gắt đã bao trùm phần lớn Địa Trung Hải vào tháng trước và khiến các vận động viên cũng như người hâm mộ tại Olympic Paris phải vật lộn để ứng phó, sẽ không thể xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu do hoạt động của con người.

Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu
Amsterdam có kế hoạch cấm tàu du lịch trong trung tâm thành phố để đối phó quá tải du lịch

Thủ đô Amsterdam của Hà Lan đang tiến hành các động thái mới để đối phó với tình trạng quá tải du lịch, bao gồm việc triển khai kế hoạch di dời bến du thuyền chở khách ra bên ngoài trung tâm thành phố. Theo kế hoạch, đến năm 2035, không một chiếc thuyền nào có thể đi vào và cập bến ở thủ đô mang tính biểu tượng này.

Amsterdam có kế hoạch cấm tàu du lịch trong trung tâm thành phố để đối phó quá tải du lịch
Return to top