ClockThứ Ba, 27/02/2018 14:10

Rome hứng chịu bão tuyết, châu Âu vất vả đối phó với nhiệt độ giảm sâu

TTH.VN - Lần đầu tiên sau 6 năm kể từ tháng 2/2012, Rome vừa trải qua một đợt rét kỷ lục kèm theo bão tuyết khi gió lạnh từ Siberia (Nga) lan rộng khắp châu Âu, làm nhiệt độ ở khu vực này giảm đi nhanh chóng.

Hàng trăm trường học ở Mỹ đóng cửa do bão tuyếtTuyết rơi dày đặc nhiều nơi trên thế giớiTokyo đối mặt với tuyết rơi dày đặcBắc Âu: Tuyết rơi dày đặc, lưu thông hỗn loạnMùa đông đến trên khắp thế giới

Người dân đi lại khó khăn do ảnh hưởng của bão tuyết ở Rome. Ảnh: The Jakarta Post

Nhiệt độ quá thấp dẫn đến hiện tượng đóng băng ở nhiều nơi khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương do ảnh hưởng của tuyết trơn, trượt, cùng lúc chính phủ các nước trong khu vực buộc phải đóng cửa hàng chục ngôi trường và hoãn rất nhiều chuyến bay do tác động tiêu cực của thời tiết khắc nghiệt.

Với những diễn biến phức tạp kéo theo dự báo về nền nhiệt sẽ ngày càng hạ thấp trong vài ngày tới, giới truyền thông Anh đã gọi hiện tượng này là “Quái vật phương Đông”.  Sau 6 năm, lần đầu tiên thủ đô Rome chứng kiến một đợt tuyết rơi dày từ 3-4cm.

Không chỉ riêng Ý, hầu hết các quốc gia thuộc lục địa châu Âu đều phải đối mặt với tình hình thời tiết khắc nghiệt này.

Cụ thể, ước tính đã có thêm 2 người thiệt mạng ở Ba Lan, nâng tổng số người tử vong do ảnh hưởng của thời tiết trong mùa đông ở nước này lên thành 48 trường hợp kể từ tháng 11/2017. Tại Pháp, với nền nhiệt dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh xuống -10oC đến -18oC, giới chức nước này đã ngay lập tức mở cửa các khu tạm trú để hỗ trợ người vô gia cư. Thêm vào đó, sân bay Arlanda (Stockholm, Thụy Điển) đã ra lệnh hủy tổng cộng gần 20 chuyến bay (chủ yếu là đến các điểm đến ở châu Âu) do không đảm bảo được điều kiện đường băng và tầm nhìn tốt...

Đan Lê (Lược dịch từ The Jakarta Post)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

TIN MỚI

Return to top