ClockChủ Nhật, 05/05/2019 14:40

Sri Lanka: Du lịch chao đảo từ sau loạt vụ tấn công khủng bố

TTH.VN - Sau nhiều vụ đánh bom khủng bố tại các bãi biển khiến hơn 250 người thiệt mạng xảy ra vào 2 tuần trước, đến nay ngành du lịch trị giá 4,4 tỷ USD của Sri Lanka đang chịu cú shock lớn và chao đảo vì lượng du khách sụt giảm nhanh chóng.

Sri Lanka: Một tuần sau các vụ đánh bom, an ninh tiếp tục được thắt chặtTổng thống Sri Lanka cảnh báo nguy cơ khủng bố liên quan ma túySri Lanka tăng thêm binh sỹ tham gia chiến dịch truy bắt nghi phạmSri Lanka tìm kiếm trợ giúp từ IMF sau vụ khủng bố hàng loạtIS nhận trách nhiệm loạt đánh bom liều chết ở Sri Lanka

Những bãi biển vắng người do du khách lo ngại trước nguy cơ tấn công khủng bố. Ảnh: Asiaone

Cụ thể, ngành du lịch chiếm 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn khi một lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới đồng loạt hủy tất cả các đặt phòng trước đó. Số chuyến bay đến Sri Lanka cũng giảm hẳn trước những lo sợ có thể một vụ tấn công khủng bố khác có thể xảy ra.

Trả lời báo giới, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena chia sẻ: “Đó là một cú đánh quá mạnh đối với nền kinh tế, cũng như du lịch Sri Lanka. Để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đất nước, ngành du lịch buộc phải bình ổn và phục hồi lại như thời điểm trước khi xảy ra các cuộc tấn công đẫm máu”.

Công ty tư vấn du lịch ForwardKeys chỉ ra rằng, tình hình nghiêm trọng đến mức chỉ 1 tuần sau khi các vụ tấn công xảy ra, số lượng đặt phòng khách sạn giảm 186% so với cùng kỳ năm 2018. Vào ngày 4/5, tỷ lệ hủy phòng trên cả nước cũng chạm ngưỡng 70%, trong đó phần lớn là tại thủ đô Colombo.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông tin, những chính sách đúng đắn, đi kèm với biện pháp an ninh chặt chẽ sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để vực dậy ngành du lịch này, đồng thời hỗ trợ kinh tế Sri Lanka tiếp tục phát triển.

Đan Lê (Lược dịch từ Asiaone News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

TIN MỚI

Return to top