Tổng thư ký Liên Hiệp quốc António Guterres nhấn mạnh cần tăng tốc hành động vì sự phát triển bền vững. Ảnh: Devdiscourse
Trong bài phát biểu của mình, tổng thư ký nhấn mạnh đây là “thời điểm quan trọng” để “tăng tốc hành động vì sự phát triển bền vững”.
Tham gia diễn đàn kéo dài 4 ngày tại trụ sở Liên Hiệp Quốc là các bộ trưởng, quan chức cấp cao của Liên Hiệp quốc, cũng như các quan chức tài chính cấp cao, xã hội dân sự, đại diện doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Tại đây, Tổng thư Ký António Guterres cho biết, biến đổi khí hậu, khí thải nhà kính và tình trạng công nghệ phá vỡ thị trường lao động là những thách thức chính. Do đó, “Chúng ta ở đây hôm nay như một phần của chuỗi nỗ lực ứng phó toàn cầu nhằm đảo ngược các xu hướng này”. Nói một cách đơn giản: “Chúng ta cần nhiều tiền hơn để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”.
Trong vấn đề này, khung chính sách quốc gia là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro, cùng lúc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích tăng cường đầu tư vào các mục tiêu công cộng và điều chỉnh hệ thống tài chính thích hợp với tiến trình phát triển bền vững. Cụ thể, một số mục tiêu cần chính phủ các nước đạt được bao gồm:
“Chuyển đổi rộng rãi, toàn diện” là cần thiết
Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp quốc (ECOSOC), bà Inga Rhonda King cho biết, sự chuyển đổi toàn diện cần thiết để đạt được các SDGs vào năm 2030 vẫn chưa rõ ràng. Với nhiều thách thức như nợ tăng, kìm hãm đầu tư và phát triển bền vững, căng thẳng thương mại gia tăng... chủ tịch Inga Rhonda King nhấn mạnh sự đổi mới các cam kết đa phương toàn diện, điều chỉnh khung tài chính để tích hợp chương trình nghị sự 2030 vào chiến lược phát triển quốc gia và thúc đẩy tài chính cho sự phát triển bền vững là điều kiện tiên quyết vào lúc này.
Cần bổ sung 600 triệu “việc làm tử tế”
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc María Fernanda Espinosa lưu ý, chỉ tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định là không đủ để hỗ trợ chương trình nghị sự 2030.
Do đó, điều cần thiết là cho đến năm 2030 là cần tạo ra 600 triệu việc làm mới, đồng thời yêu cầu triển khai các chính sách để tận dụng nguồn quỹ tài trợ SGD công cộng và tư nhân, cũng như huy động các nguồn lực quốc gia bằng cách đặt ra chính sách thu, hợp tác thuế quốc tế tốt hơn để ngăn chặn tối đa tình trạng trốn thuế.
“Một khoảnh khắc tinh tế” cho nền kinh tế
Trong một ý kiến có liên quan, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông Tao Zhang nhận định nền kinh tế thế giới hiện đang trong giai đoạn nhạy cảm và đang chứng kiến mức tăng trưởng chậm hơn dự đoán.
“Chúng ta cần làm tốt hơn”, Phó giám đốc Tao Zhang khẳng định. Cùng lúc, ông cũng lưu ý rằng tăng trưởng trung hạn mạnh mẽ hơn sẽ là điều cần thiết cho các nước đang phát triển để hướng đến đạt được các SDGs.
Hành động cần thiết ngay từ hôm nay
Phó Chủ tịch cấp cao về Chương trình Phát triển 2030, Các mối quan hệ và đối tác Liên hợp quốc của WB Mahmoud Mohieldin cho hay, chúng ta cần những cải cách táo bạo và khẩn cấp trong chính sách phát triển tài chính để đạt được cơ hội tăng trưởng việc làm và sự bền vững trong thập kỷ tới. Bằng không, nếu cứ tiếp tục quá trình kinh doanh như hiện nay, chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cùng cực vào năm 2030.
Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)