ClockThứ Sáu, 28/07/2017 14:15

Thỏa thuận cuối cùng về TPP có thể đạt được vào tháng 11

TTH.VN - Tờ Sputniknews ngày 28/7 dẫn lời Ngoại trưởng Peru Ricardo Luna tuyên bố, các quốc gia Thái Bình Dương có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định Thương mại Tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại một hội nghị thượng đỉnh kinh tế lớn trong 4 tháng tới.

TPP 11 sẽ tiếp tục duy trì hiệp định thương mại không có MỹNhật Bản chỉ định trưởng đoàn đàm phán Hiệp định TPP mớiRút khỏi TPP có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ ở châu Á - Thái Bình DươngĐể thay thế TPP, ông Trump muốn ký hàng loạt thỏa thuận song phươngCác nước phản ứng trước việc Mỹ rút khỏi TPP

Hiệp định Thương mại Tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giúp loại bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên. Ảnh: Fotolia

Ông Ricardo cho biết: "Một quyết định cuối cùng về việc đưa hiệp định TPP vào hiệu lực có thể được mong đợi từ cuộc họp của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới".

Hơn một nửa trong số 21 quốc gia APEC hiện đang tham gia vào các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do gây tranh cãi, được ký kết bởi 12 quốc gia hồi tháng 2 năm ngoái. Hiệp định vẫn chưa nhận được sự phê chuẩn của các cơ quan lập pháp ở hầu hết các quốc gia thành viên.

Mục tiêu của hiệp định là nhằm loại bỏ các rào cản thương mại giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, những quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo nước này ra khỏi hiệp định, sau khi ông trở thành Tổng thống vào tháng 1 vừa qua, một phần của chính sách thương mại nước ngoài "nước Mỹ đầu tiên" của ông.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Sputniknews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top