ClockThứ Bảy, 16/12/2017 15:06

Thổi sức sống mới vào những chiếc bốt điện thoại đỏ

TTH.VN - Đối mặt với sự tuyệt chủng do điện thoại di động đang ngày càng phổ biến khắp nơi, những chiếc bốt điện thoại cổ điển màu đỏ của Anh đang được hồi sinh bằng sự chuyển đổi khéo léo.

Xe buýt chạy bằng... bã cà phêỐp điện thoại thông minh đo đường huyết khi di chuyểnLG tung ra dòng điện thoại tích hợp công nghệ chống muỗiNhiều bưu điện Hàn Quốc phải đóng cửaThế giới sẽ có 5 tỷ người dùng điện thoại di động trong năm nay

Một quán cà phê bên trong chiếc bốt điện thoại màu đỏ ở Hampstead Heath, thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP

"Nó có mùi thơm", một người qua đường nói khi ngửi thấy mùi thức ăn nóng bên ngoài một chiếc bốt điện thoại ở trung tâm thủ đô London.

Hàng ngày, hàng chục nhân viên văn phòng xuống Quảng trường Bloomsbury để mua thức ăn trưa tại một bốt điện thoại đã được chuyển đổi để chứa một chiếc tủ lạnh nhỏ, cùng những chiếc kệ đựng thức ăn.

Umar Khalid, ông chủ quán cà phê bên trong chiếc bốt điện thoại cổ điển. Ảnh: AFP

Trong đó, các món salad đặc biệt phù hợp với những khách hàng thích ngồi trong những khu vườn hình vuông để thưởng thức bữa trưa.

Đó chỉ là một trong hàng ngàn chiếc bốt điện thoại đang được thổi vào sức sống mới.

Thường bị bỏ rơi, phá hoại hoặc sũng nước tiểu, một số bốt điện thoại nay được chuyển đổi thành thư viện, phòng trưng bày nghệ thuật, trung tâm thông tin; những chiếc bốt điện thoại khác thì trở thành quán cà phê, cửa hàng mũ hoặc thậm chí là những điểm khử rung tim.

Không còn nhu cầu

Kể từ khi chạm ngưỡng 92.000 chiếc trên khắp nước Anh vào năm 2002, số lượng bốt điện thoại giảm đi nhanh chóng. Hiện chỉ còn lại 42.000 chiếc, trong đó có 7.000 chiếc là những chiếc bốt cổ điển màu đỏ được du khách yêu thích.

Công ty viễn thông khổng lồ BT của Anh đang có kế hoạch loại bỏ thêm 20.000 chiếc đến năm 2022.

Theo BT, hầu hết các bốt điện thoại đều mất tiền, khi việc duy trì chúng tiêu tốn 5 triệu bảng Anh (tương 5,7 triệu euro, hay 6,7 triệu USD)/năm.

Người đi bộ qua một chiếc bốt điện thoại được biến thành thư viện trao đổi sách ở Lewisham Way, phía nam London. Ảnh: AFP 

Nhìn chung, có 33.000 cuộc gọi được thực hiện hàng ngày từ các bốt điện thoại, giảm 90% trong vòng 10 năm.

"Chúng tôi đang tìm kiếm các giải pháp thay thế mới cho điện thoại trả tiền", Mark Johnson, trưởng nhóm điều hành điện thoại trả tiền của BT nói với tờ AFP.

Cứu lấy di sản

Hàng trăm bốt điện thoại hiện là nơi đặt máy rút tiền mặt, trong khi một số khác đang được chuyển thành những bốt WiFi miễn phí và cực nhanh được thanh toán bằng quảng cáo.

BT cũng đang cân nhắc xem liệu chúng có thể được biến thành điểm sạc điện dành cho phương tiện giao thông chạy bằng điện.

Một số bốt được phục hồi và bán đi thông qua một đại lý ủy quyền, với mức giá khởi điểm từ 2.750 bảng Anh, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Bốt điện thoại trở thành cửa hàng sửa điện thoại thông minh ở Southhampton Row, trung tâm London. Ảnh: AFP

Những chiếc bốt điện thoại khác được bán đi với giá 1 pound cho các cộng đồng địa phương hoặc các hiệp hội muốn trao cho chúng 1 cuộc sống mới, đây là một phần của chương trình "Adopt a Kiosk" của BT, đã cứu sống được 5.000 bốt trong số đó.

Ông Johnson cho hay: "Toàn bộ ý tưởng này là để giữ gìn di sản của Vương quốc Anh".

Công ty Red Kiosk đã mua 124 bốt điện thoại, mà họ thuê với giá 360 bảng/tháng; đồng thời hy vọng sẽ có thêm 500 chiếc trong 3 năm tới.

Người sáng lập công ty Red Kiosk, ông Edward Ottewell nói với tờ AFP rằng: "Bạn đang cứu lấy một công trình lịch sử, bạn đang tạo ra việc làm và bạn đang tái tạo lại một khu vực".

Ông Ottewell cũng chia sẻ, ngoài chi phí sửa chữa có thể lên tới 6.000 bảng Anh, chính quyền địa phương có khả năng gặp khó khăn để thực hiện điều đó.

Ông chủ Fouad Choaibi làm việc bên trong cửa hàng sửa chữa điện thoại thông minh của mình. Ảnh: AFP

Chi phí cho thuê khiêm tốn cho phép các doanh nhân trẻ bắt đầu, đặc biệt ở thủ đô London, nơi giá thuê thương mại rất đắt đỏ.

"Đây là nơi duy nhất mà chúng tôi có thể trả tiền thuê, bởi vì nó chỉ rộng 1m2", Ben Spier, người mở quầy bar salad tại quảng trường Bloomsbury Square ở London cho biết.

Bên cạnh đó, công ty Red Kiosk cũng bao gồm Lovefone, một doanh nghiệp sửa chữa điện thoại di động trong số các khách hàng của mình.

"Một người qua đường hỏi tôi, bạn không cảm thấy ngột ngạt à?", Fouad Choaibi nói khi đang ngồi trong ki-ốt của mình, nơi được trang bị một chiếc bàn nhỏ, kho chứa phụ tùng và lò sưởi.

Choiibi khẳng định: "Không, nếu nó lớn hơn, bạn sẽ bị phân tâm hơn. Tôi chỉ cần đi ra ngoài để duỗi chân. Tôi chỉ cần đi ra ngoài và tôi đã rời khỏi văn phòng".

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & CNA)


 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diện mạo mới, sức sống mới

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Lộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhờ thế, diện mạo vùng đất ở cửa ngõ phía nam của Thừa Thiên Huế đã có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên.

Diện mạo mới, sức sống mới

TIN MỚI

Return to top