ClockThứ Hai, 05/11/2018 10:21

Thu hẹp đa dạng sinh học đang đe dọa loài người

TTH.VN - Sự đa dạng sinh học của thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao khi phải gánh chịu sự suy giảm nghiêm trọng trong vài thập kỷ qua và sự mong manh của đa dạng sinh học đang đe dọa đến an sinh và sự sống còn của nhân loại. Trong 44 năm qua từ năm 1970 đến năm 2014, quy mô dân số trung bình của động vật hoang dã đã giảm 60%, trong khi môi trường sống thích hợp cho động vật có vú đã giảm 22% từ năm 1970 đến năm 2010.

ASEAN kêu gọi hội nhập để bảo tồn đa dạng sinh họcFAO: Cần quản lý thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học trên các đại dương chungLHQ nhấn mạnh “giá trị đích thực” của đất đaiFAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bản

Khai thác quá mức là một trong những nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học. Ảnh: AFP

Theo báo cáo về Chỉ số Hành tinh Sống (LPI) năm 2018 do Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) phát hành tuần trước, các loài bị đe dọa trong Sách đỏ, bao gồm một số loài chim và động vật có vú đang suy giảm, cùng với họ hàng hoang dã của các loài nuôi và thuần hóa. Những xu hướng này, cùng với ong thụ phấn biến mất và giảm đa dạng sinh học trong đất, có thể đe dọa khả năng sản xuất lương thực của nhân loại trong tương lai.

LPI cũng báo cáo về đánh giá chỉ số độ bền đa dạng sinh học khu vực (BII), so sánh đa dạng sinh học hiện tại với quá khứ khi khu vực phải tiếp xúc với nhiều áp lực của con người. BII toàn cầu gần đây cho thấy sự suy giảm từ 81,6% năm 1970 xuống còn 78,6% trong năm 2014. Tuy nhiên, BII khu vực trong các quần xã rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới cho thấy sự suy giảm nhanh hơn nữa - từ 57,3% năm 2001, xuống còn 54,9% năm 2012. Đây là được coi là trực trạng đáng báo động vì các ước tính của BII độc lập, không kết hợp các tác động của biến đổi khí hậu.

Báo cáo nói rằng trong khi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa ngày càng tăng, các nguyên nhân chính của mất đa dạng sinh học là sự khai thác quá mức các loài, nông nghiệp và chuyển đổi đất đai. Tổng giám đốc WWF - ông Marco Lambertini nói rằng sự suy giảm gây sốc này là một lời nhắc nhở và cảnh báo về các hoạt động của con người gây áp lực trên hành tinh.

Trong một nỗ lực để đảm bảo một tương lai khỏe mạnh và sức khỏe tương lai, các chuyên gia từ Bộ Môi trường và Sức khỏe của các nước thành viên ASEAN vừa triệu tập một hội thảo 3 ngày nhằm giải quyết mối liên hệ giữa sức khỏe con người và đa dạng sinh học trong khu vực. Hội thảo là một phần trong sự hội nhập của ASEAN về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong các lĩnh vực phát triển như y tế, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, khoa học, công nghệ và giáo dục.

Giám đốc điều hành Trung tâm đa dạng sinh học, chuyên gia đa dạng sinh học quốc tế của ASEAN, TS. Theresa Mundita S Lim, cho biết, tại sự kiện này, các chuyên gia sẽ thảo luận về các kinh nghiệm quốc gia và thực hành tốt nhất về lồng ghép đa dạng sinh học và sức khỏe, và kết hợp các cân nhắc đa dạng sinh học trong các chương trình y tế quốc gia và khu vực.

BẢO NGHI (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

TIN MỚI

Return to top