ClockChủ Nhật, 17/06/2018 14:36
Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán:

LHQ nhấn mạnh “giá trị đích thực” của đất đai

TTH.VN - Đất đai không phải là một nguồn tài nguyên vô hạn và việc bỏ qua vai trò của đất đai trong cuộc sống hàng ngày sẽ đe dọa đến nguồn thực phẩm và nước, đa dạng sinh học và an ninh của tất cả chúng ta, Công ước Liên Hiệp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) nhấn mạnh.

Seoul tăng cường gia cố cơ sở hạ tầng chống lại động đấtLHQ: Dự báo thời tiết sớm là chìa khóa để cứu sống người dân trong hạn hánHạn hán khiến giá lương thực tăng vọt ở Đông PhiKhoảng 1/4 trái đất đang bị sa mạc hóa vĩnh viễn

Ảnh minh hoạ. Nguồn: UNICEF

Trong một tuyên bố nhân Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán hôm nay (17/6), người đứng đầu Công ước Liên Hiệp quốc (LHQ) về chống sa mạc hóa (UNCCD) khẳng định, tất cả mọi người cần phải nhận ra giá trị đích thực của đất đai.

"Tôi sẽ hỏi bạn: khi bạn chọn những gì để ăn, hay những gì để mặc,... suy nghĩ về việc lựa chọn của bạn tác động như thế nào đến đất đai, tốt hơn hay tồi tệ hơn", bà Monique Barbut, thư ký Điều hành Ban Thư ký Công ước Liên Hiệp quốc về chống sa mạc hóa nói trong một thông điệp.

Việc lấy đất, mở rộng đô thị không có kế hoạch, nông nghiệp không bền vững và tiêu thụ quá mức có thể mang lại lợi ích kinh tế nhanh chóng, nhưng tầm nhìn ngắn hạn đó gây suy thoái và mất đi các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng do sử dụng đất đai không bền vững.

Kết quả là, 1/3 diện tích đất sử dụng của thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 30 năm qua, với 75 tỷ tấn đất từ ​​đất canh tác bị mất đi hàng năm, UNCCD cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo UNCCD, mọi người có thể đóng góp và hưởng lợi từ việc đầu tư vào quản lý đất bền vững, với tư cách là người tiêu dùng, nhà sản xuất, các tập đoàn hoặc Chính phủ.

Trong đó, nông dân có thể đầu tư vào nông nghiệp thông minh với sản lượng cao hơn, nhưng giảm được lượng thuốc trừ sâu. Các nhà hoạch định chính sách và quản lý đất đai có thể đầu tư vào quản lý đất bền vững, trong khi người tiêu dùng có thể chọn sử dụng các sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng để tránh làm hỏng đất.

Chủ đề của Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm nay là “Đất đai có giá trị đích thực - Đầu tư vào nó”. Qua đó, chiến dịch này hy vọng sẽ thúc đẩy những thay đổi trong hành vi và việc áp dụng các hoạch định và thực hành hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo có đủ nguồn tài nguyên đất cho sự bền vững, cũng như sự thịnh vượng về kinh tế lâu dài trên thế giới.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Hành trình gian nan tìm mộ liệt sĩ trên đất bạn Lào

Mùa khô 2023 - 2024, hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào của Đội Quy tập 192, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tiếp tục gặp nhiều gian nan và thử thách.

Hành trình gian nan tìm mộ liệt sĩ trên đất bạn Lào
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Return to top