ClockChủ Nhật, 11/03/2018 14:59

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Australia và New Zealand

Lãnh đạo Việt Nam và phu nhân bắt đầu chuyến thăm hai đối tác quan trọng ở Nam Thái Bình Dương nhằm tăng cường hợp tác song phương và khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Lào dự họp liên Chính phủThúc đẩy toàn diện quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn ĐộThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Ấn Độ, dự Hội nghị cấp caoViệt Nam thể hiện vai trò tích cực điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay cùng đoàn cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Australia và New Zealand đến ngày 14/3, dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Australia đến ngày 18/3, thông cáo Bộ Ngoại giao cho biết. 

Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Australia và New Zealand diễn ra trong bối cảnh hai quốc gia này đều có nhu cầu tăng cường quan hệ với Việt Nam, thể hiện chính sách coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực. Hai nước này cũng mong thông qua cầu nối Việt Nam để tăng cường quan hệ với ASEAN.

Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Australia là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam khi hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược đúng dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam và Australia lập quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2009 và ký Tuyên bố về quan hệ Đối tác Toàn diện tăng cường năm 2015. Hai bên hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, tàu hải quân Australia nhiều lần thăm Việt Nam, gần đây nhất là thăm cảng Đà Nẵng giữa năm ngoái. Australia là bạn hàng lớn thứ 8 của Việt Nam trên thế giới, với kim ngạch hai chiều năm 2017 đạt gần 6,5 tỷ USD. 

Australia đánh giá Việt Nam là đối tác then chốt trong ASEAN, hai nước hợp tác tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Liên Hợp Quốc.

Hợp tác giữa Việt Nam với New Zealand gần đây cũng phát triển nhanh và mạnh mẽ. New Zealand coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai nước lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2009, duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng song phương và các chuyến thăm của tàu hải quân. 

New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt hơn 900 triệu USD. Hai nước đã ủng hộ, phối hợp chặt chẽ trong đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững
Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh

Như một phần trong nỗ lực kiềm chế dòng người di cư, chính quyền Australia hôm qua (8/5) tuyên bố sẽ tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu mà sinh viên quốc tế cần có để nhận được thị thực (visa) vào nước này, đồng thời cũng cảnh báo một số trường đại học về các hành vi gian lận trong việc tuyển dụng du học sinh.

Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh
Return to top