ClockThứ Sáu, 12/10/2018 21:47

Thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á

TTH - Theo nhận định của các chuyên gia, Đông Nam Á là điểm nóng về phát triển kỹ thuật số. Cụ thể, xã hội không dùng tiền mặt, các doanh nghiệp phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng, quốc gia “thông minh”... là những bằng chứng cho thấy nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á đang có đà tăng trưởng ngày một lớn.

ASEAN: Việc làm đứng trước thách thức từ trí tuệ nhân tạoASEAN – thị trường viễn thông nhiều tiềm năngHành trình cách mạng kỹ thuật số ở châu Á

Các nước Đông Nam Á cần nỗ lực để mở ra thời kỳ phát triển vững mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số. Ảnh: Thailand Business News

Kết hợp từ nhiều yếu tố, điều này đã và đang thúc đẩy một mối quan tâm lớn từ chính phủ các nước trong khu vực, nhất là khi tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đang nỗ lực triển khai rất nhiều chiến lược phát triển nền kinh tế kỹ thuật số.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa đà phát triển này, chính phủ các nước cần chú trọng đến 6 ưu tiên hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nền kinh tế kỹ thuật số bao gồm:

Cải thiện tính khả dụng của Internet tốc độ cao, giá cả phải chăng

Đến thời điểm hiện tại, ước tính vẫn còn đến một nửa dân số Đông Nam Á vẫn thiếu khả năng tiếp cận Internet. Do đó, tăng cường phát triển hạ tầng băng thông rộng di động sẽ là thiết yếu để triển khai các ứng dụng kinh doanh chuyên sâu. Về vấn đề này, đầu tư từ chính phủ và khu vực tư nhân sẽ hỗ trợ giải quyết và cải cách thúc đẩy cạnh tranh cũng có thể sẽ giúp giảm giá và tăng tốc độ của Internet.

Cải thiện kỹ năng số của người dân

Mặc dù người dân khu vực đã có nền tảng tốt về đọc viết và tính toán, song hệ thống giáo dục vẫn nên lên kế hoạch đào tạo và phát triển cho học sinh, sinh viên các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế kỹ thuật số từ khâu hướng dẫn sử dụng máy tính cơ bản, đến nâng cao kỹ năng như: mã hóa, phân tích dữ liệu và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, kết nối trên mạng...

Mở rộng sử dụng thanh toán kỹ thuật số

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB), chỉ có khoảng 19% các chủ tài khoản trong khu vực Đông Nam Á sử dụng hình thức thanh toán bằng điện thoại hoặc Internet.

Để giải quyết vấn đề này, ngay từ cấp chính phủ, cần tăng cường hỗ trợ bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý phù hợp và tiến đến sử dụng hình thức thanh toán kỹ thuật số khi kết nối với người dân như trong hoạt động thanh toán cho các dịch vụ công, trả lương hưu...

Xây dựng đề án ID kỹ thuật số của chính phủ

Tương tự như vậy, xây dựng và thúc đẩy các đề án ID kỹ thuật số của chính phủ sẽ giúp người dân tăng cường trao đổi thương mại thông qua nền tảng kỹ thuật số.

Triển khai chính sách thúc đẩyniềm tin vào nền kinh tế số

Các chính sách thúc đẩy niềm tin là điều kiện tiên quyết để tăng cường sự phát triển của nền kinh tế số. Trong đó sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực như bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, bảo vệ người dùng.

Phát triển chính phủ theo hướng kỹ thuật số

Điều này có nghĩa là hợp lý hóa hệ thống trên cơ sở chính phủ hợp nhất, cùng lúc cũng cung cấp nền tảng dịch vụ kỹ thuật số nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí giao dịch, thực hiện cấp phép và phê duyệt giấy tờ trực tuyến.

Bằng cách chú ý triển khai tốt 6 nền tảng quan trọng này, các nước Đông Nam Á sẽ khẳng định tốt hơn vị thế của mình để mở ra thời kỳ phát triển vững mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số trên toàn khu vực.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Thailand Business News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top