ClockThứ Hai, 10/06/2019 15:06

Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3 sẽ diễn ra trong năm 2019?

Mỹ và Triều Tiên tiến rất gần đến 1 thỏa thuận trong cuộc gặp ở Hà Nội nên Hội nghị Thượng đỉnh lần 3 nhiều khả năng sẽ diễn ra trong năm 2019.

Sau thượng đỉnh Mỹ-Triều, Bắc Triều Tiên muốn thu hút du khách Việt NamKhả năng Trung Quốc đăng cai Hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3Đại sứ Việt Nam tại Mỹ chia sẻ về việc chuẩn bị thượng đỉnh Trump - KimTổng thống Hàn Quốc tổ chức cuộc họp về thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2

Theo các nhà phân tích, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ tham dự một cuộc gặp Thượng đỉnh lần 3 trong năm nay bất chấp việc tiến trình phi hạt nhân hóa gần như vẫn "dậm chân tại chỗ".

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Yonhap

Tại các Hội nghị Thượng đỉnh trước đó với cuộc gặp đầu tiên diễn ra ngày 12/6/2018 ở Singapore, ông Kim và ông Trump đã tìm kiếm một thỏa thuận mà theo đó Triều Tiên sẽ dỡ bỏ các vũ khí và các chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế.

Theo Yonhap, các chuyên gia có quan điểm khá chia rẽ về việc Mỹ và Triều Tiên đã đạt được tiến triển tới đâu kể từ Hội nghị Thượng đỉnh ở Singapore khi một số người cho rằng những căng thẳng năm 2017 đã giảm bớt, trong khi những người khác nhận định triển vọng phi hạt nhân hoá Triều Tiên chỉ thêm tồi tệ hơn.

Dù vậy, các nhà phân tích đều nhận định rằng hai nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm một cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3 trong năm nay.

"Hội nghị Thượng đỉnh Trump - Kim lần 3 gần như chắc chắn sẽ diễn ra năm 2019. Cả hai bên đều tiến quá gần đến một thỏa thuận ở Hà Nội nên sẽ không dễ dàng từ bỏ", Harry Kazianis - giám đốc Trung Tâm Lợi ích Quốc gia nghiên cứu về Bán đảo Triều Tiên nhận định.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng 2/2019 đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận gì do những khác biệt trong cách nhìn nhận về tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên cũng như việc dỡ bỏ trừng phạt từ phía Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn kỳ vọng về một thỏa thuận với Triều Tiên và đã áp dụng các biện pháp cụ thể để duy trì tiến trình ngoại giao với Bình Nhưỡng. Tháng 3/2019, ông Trump đã dừng áp các lệnh trừng phạt mới lên Triều Tiên. Tháng 5/2019, khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn, Tổng thống Mỹ vẫn tuyên bố rằng ông không bận tâm đến điều này.

"Vì Tổng thống Trump muốn tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ 2 ở Nhà Trắng nên ông ấy chắc chắn muốn tạo nên một thành tựu quan trọng về chính sách đối ngoại", chuyên gia Kazianis nhận định.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng có lý do riêng để tiếp tục một cuộc gặp Thượng đỉnh lần 3 với Tổng thống Mỹ sau khi Hội nghị lần thứ 2 không đạt được thỏa thuận nào.

"Ông Trump muốn một chiến thắng về đối ngoại còn ông Kim cần được dỡ bở trừng phạt", Frank Aum - chuyên gia cấp cao về Triều Tiên tại Viện Hòa bình Mỹ nhận định, đồng thời cho biết đó là lý do khiến khả năng cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3 có thể sẽ diễn ra trong năm 2019."Câu hỏi đặt ra là mỗi bên đang mong muốn đạt được thỏa thuận đến mức nào", ông Frank Aum bình luận.

Tổng thống Trump có thể hài lòng với tình hình Triều Tiên không tiến hành bất kỳ vụ thử hạt nhân hay tên lửa nào nhưng có lẽ đó không phải là điều Bình Nhưỡng mong muốn. Nhà phân tích Aum cũng cho rằng Tổng thống Trump sẽ không muốn Triều Tiên bị đẩy đến giới hạn “đỏ” và tiến hành các hành động khiêu khích bởi điều này cũng đồng nghĩa với việc chính sách Triều Tiên của ông Trump phải nhận thất bại ngay trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Theo chuyên gia này, một lựa chọn khả thi là hai bên sẽ chấp nhận một thỏa thuận hẹp trước với việc Triều Tiên sẽ được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ban đầu nếu đóng cửa cơ sở hạt nhân ở Yongbyon. Bước kế tiếp sẽ là hướng đến một thỏa thuận toàn diện trên giấy tờ và thực hiện nó theo từng giai đoạn.

Chính quyền Tổng thống Trump đã khẳng định rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3 phụ thuộc vào việc tiến trình phi hạt nhân hóa có thể thực hiện đến đâu. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton từng tuyên bố rằng: "Thượng đỉnh lần 3 chỉ có thể diễn ra khi hai bên vượt qua được những hạn chế trong tiến trình đàm phán, cũng như chấm dứt được những căng thẳng qua việc Triều Tiên dừng các hành động khiêu khích trong tương lai".

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top