ClockChủ Nhật, 07/05/2017 14:42

Toàn cầu hoá bao trùm cuộc họp của lãnh đạo kinh tế châu Á

TTH.VN - Các nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu châu Á nhận định, toàn cầu hóa là giải pháp cho nhiều vấn đề của thế giới, đó là nội dung trong một cuộc tranh luận do hãng tin CNBC tổ chức bên lề hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở thành phố Yokohama, Nhật Bản.

Nhật Bản hỗ trợ 40 triệu USD thúc đẩy công nghệ cao châu Á

Các nhà lãnh đạo bắt tay sau cuộc tranh luận do CNBC tổ chức bên lề hội nghị của ADB ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: CNBC

Theo hãng tin CNBC ngày 6/5, chủ nghĩa bảo hộ có thể đang phổ biến trong một số chính trị gia phương Tây, nhưng nhiều nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu châu Á khẳng định, họ không lo lắng. Các quan chức này cho rằng, thương mại sẽ cởi mở và tự do hơn.

Tại hội nghị của ADB trong tuần này ở Nhật Bản, Thống đốc các ngân hàng trung ương và Bộ trưởng Tài chính đến từ khắp khu vực phản bác lại ý kiến cho rằng, thương mại quốc tế đang phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn. 

Ông Arun Jaitley, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho hay: "Tôi tin rằng, 1 hiệp định thương mại riêng lẻ có thể không thành công do 1 quốc gia rút lui, nhưng thương mại vẫn sẽ tiến lên phía trước. Thương mại sẽ tìm cách và phương tiện, bằng những sắp xếp đa phương, các thỏa thuận đa phương, hoặc các thỏa thuận song phương để phát triển. Tôi nghĩ rằng, không có bất kỳ sức mạnh nào trên thế giới ngày nay có thể cản trở thương mại".

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Pakistan Mohammad Ishaq Dar nhấn mạnh, ngay cả khi xuất hiện vấn đề đối với thương mại toàn cầu, chúng cần được giải quyết bởi các tổ chức đa phương và toàn cầu, chứ không phải là chính quyền của một quốc gia nào đó tuyên bố đúng hay sai.

Nhiều sự kiện trong hội nghị của ADB cũng cho thấy sự ủng hộ đối với toàn cầu hóa là rõ ràng, khi phương pháp "tích hợp" đa quốc gia và "ngôi làng toàn cầu" là những cụm từ phổ biến được nêu lên trong các sự kiện tập trung vào vấn đề có phạm vi rộng lớn.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC & WN)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Return to top