ClockThứ Sáu, 31/08/2018 08:21

Tội phạm mạng gây tổn thất hơn 120 triệu USD ở Đông Nam Á

TTH.VN - Các nhà chức trách phải tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn tội phạm trực tuyến.

An ninh mạng Đông Nam Á: Mối quan ngại mớiKhả năng nào để ASEAN chấm dứt mối đe dọa an ninh mạngSingapore thành lập tổ chức phòng chống tội phạm mạng mớiTin tặc tấn công nhiều trang mạng của Chính phủ Thái Lan

Tội phạm mạng gây tổn thất hơn 600 triệu USD cho toàn thế giới. Ảnh: AFP

Sự tăng trưởng nhanh chóng các trò gian lận liên quan đến tiền ảo Bitcoin và các loại tội phạm mạng khác đã khiến Liên Hiệp quốc phải lên tiếng kêu gọi các nước thành viên đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ pháp lý để chống lại các nguy cơ tổn thất kinh tế tiềm ẩn.

Phát biểu trong một hội thảo ở Bangkok về tiền điện tử và tội phạm mạng, bà Julien Garsany, phó đại diện Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ (UNODC) khu vực nói rằng, các tổn thất liên quan đến tội phạm mạng trên toàn thế giới lên tới khoảng 600 tỷ USD, trong đó, tổn thất kinh tế và các thiệt hại khác đối với các nước ASEAN dao động trong khoảng từ 120 triệu đến 200 triệu USD. Do đó, các cơ quan thực thi pháp luật và công lý ở các quốc gia cần nỗ lực để giải quyết vấn đề ngày càng nghiêm trọng này.

Cũng tại hội thảo, ông Kittipong Kittayarak, giám đốc điều hành của Viện Tư pháp Thái Lan cho biết, bọn tội phạm mạng giờ đây đã chuyển sang sử dụng tiền điện tử để phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố và thanh toán tiền chuộc bất hợp pháp. Chúng cũng sử dụng tiền điện tử để chi trả cho các phần mềm độc hại, mua bán chất ma tuý, vũ khí và buôn bán người thông qua cái gọi là “darknet”, có vị trí máy tính chủ không xác định.

Được biết, số lượng tội phạm tiền điện tử ở Thái Lan đến nay vẫn còn nhỏ, nhưng dự kiến ​​sẽ tăng nhanh trong tương lai gần. Theo đó, Thái Lan cần tăng cường nhận thức và sẵn sàng để giải quyết vấn đề này, ông Kittipong nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp ACM Prajin Chantong cảnh báo rằng, sự thiếu hụt các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao khiến Thái Lan và các quốc gia ở tình trạng tương tự cần mở rộng sự hợp tác của mình với các nước khác.

Bảo Nghi (Lược dịch từ The Nation)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

TIN MỚI

Return to top