ClockThứ Bảy, 31/03/2018 15:15

Triều Tiên sẵn sàng tham dự các Thế vận hội sắp tới tại châu Á

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa cam kết để Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa Hè Tokyo 2020 và Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022.

Lãnh đạo Hàn Quốc tin tưởng Thế vận hội khởi đầu cho hòa bình thế giớiThế vận hội Pyeongchang: Bước đệm vững chắc cho xây dựng hòa bình ở Đông Bắc Á

Hình ảnh đoàn VĐV Hàn Quốc và Triều Tiên diễu hành dưới chung lá cờ "Bán đảo Triều Tiên thống nhất" tại lễ khai mạc Olympic PyeongChang. Ảnh: AP

Ngày 30/3, hãng tin AP dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa bày tỏ sự sẵn sàng tham dự các Thế vận hội sắp tới tại châu Á.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach đang ở thăm Triều Tiên và có cuộc gặp kéo dài khoảng 30 phút với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong ngày 30/3.

Theo Chủ tịch Thomas Bach, ông Kim Jong-un vừa cam kết để Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa Hè Tokyo 2020 và Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022.

Giới quan sát nhận định, với việc tích cực tham gia các sự kiện thể thao quốc tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đang nỗ lực xóa bỏ hình ảnh một quốc gia bị cô lập, thay vào đó là các hoạt động “ngoại giao thể thao” mang tính tích cực.

Trước đó cùng ngày, Ủy ban Olympic Quốc tế thông báo Chủ tịch Thomas Bach tới thăm Triều Tiên để thảo luận với giới chức nước này về việc Triều Tiên tham gia các Thế vận hội trong tương lai.

Theo tuyên bố của Ủy ban này, các cuộc thảo luận tập trung vào sự phát triển tiếp theo của nền thể thao tại Triều Tiên sau khi các vận động viên nước này tham gia thành công Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top