ClockThứ Ba, 17/10/2017 09:42

Tỷ lệ béo phì của trẻ em trên thế giới tăng mạnh trong vòng 40 năm

TTH.VN - Các nhà khoa học của Liên đoàn nghiên cứu chứng Béo phì Thế giới (WOF) cho hay, tỷ lệ béo phì của trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới đã tăng gấp 10 lần trong vòng 40 năm, báo động về một vấn nạn sức khỏe đáng lo ngại và yêu cầu chính phủ các nước cần phải thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, để hạn chế tối đa nguy cơ trầm trọng hơn của vấn đề.

Yonhap, Save the Children tổ chức cuộc thi marathon gây quỹ cho trẻ em nghèoLHQ: Cần làm nhiều hơn nữa để bào vệ người dân khỏi thuốc láSử dụng nước bẩn đẩy gần 1 tỷ người vào tình trạng nguy hiểmGần 1/3 dân số thế giới bị béo phì, đối mặt nguy cơ bệnh tật, tử vong

Cụ thể, vào năm 1975, tỷ lệ mắc béo phì của trẻ được ghi nhận ở mức 1/100 và tăng dần lên theo thời gian. Đến nay, số lượng người béo phì đã đạt mức cao, với hơn 124 triệu trường hợp mắc bệnh vào năm 2016. Xét theo giới tính, số bé trai và thanh thiếu niên bị béo phì tăng từ con số 6 triệu vào năm 1975 lên thành 74 triệu vào năm 2016. Trong khi số bé gái và nữ thiếu niên béo phì tăng từ 5 triệu lên 50 triệu người.

Thức ăn nhanh là tác nhân chính gây nên bệnh béo phì của trẻ. Ảnh: Sputnik News

Cũng theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ một lượng lớn thức ăn nhanh đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Mc Donald là một trong những tác nhân chính làm trầm trọng hơn tình trạng của căn bệnh này.

Đối mặt với nguy cơ bùng phát của bệnh, Liên đoàn WOF khuyến cáo cần có các biện pháp triệt để, nhằm ngăn chặn sự gia tăng của những thói quen xấu. Đồng thời nhấn mạnh chính phủ nên áp dụng nhiều gói giảm giá thực phẩm hữu cơ, đẩy nhanh nguồn cung cấp thực phẩm sạch đến các siêu thị và trường học, giúp các bậc phụ huynh nhiều lựa chọn cho những bữa ăn xanh của trẻ.

Tuy nhiên, cùng với việc cắt giảm lượng calories trong thực phẩm, tăng tần suất tham gia các hoạt động thể chất cũng là một trong những biện pháp chống lại sự gia tăng của tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới.

Phát biểu trước báo giới, tiến sĩ James Bentham, chuyên viên nghiên cứu danh dự của Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết, béo phì là một chứng bệnh có thể để lại nhiều hậu quả nghiệm trọng về sau, bao gồm cả các vấn đề về tim mạch và ung thư. Vì vậy, ông gửi gắm thông điệp quan trọng gửi đến trẻ em trên toàn thế giới rằng: Ăn sạch và hoạt động thể chất là cách tốt nhất để các em tận hưởng cuộc sống của mình.

Đan Lê (Lược dịch từ Sputnik News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân nhắc khi sử dụng thức ăn nhanh

Bên cạnh các loại mì ăn liền, đồ hộp được bày bán khắp nơi từ cửa hàng tạp hóa cho đến các siêu thị, còn có thức ăn nhanh ở nhiều hàng quán được giao tận nơi theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Cân nhắc khi sử dụng thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ

Phụ nữ ăn ít trái cây hơn và nhiều thức ăn nhanh hơn sẽ ít có khả năng thụ thai trong vòng 1 năm, thậm chí có nhiều khả năng vô sinh, tờ RTDS ngày 5/5 trích dẫn một nghiên cứu mới cho biết.

Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ
Return to top