ClockThứ Bảy, 18/08/2018 14:51

Ứng dụng công nghệ giúp tăng năng suất các trang trại nhỏ

TTH.VN - Doanh nghiệp khởi nghiệp MyCrop Technologies của Ấn Độ vừa sản xuất một ứng dụng trên điện thoại di động, có thể giúp tăng năng suất nông nghiệp ở khu vực châu Á và thậm chí vượt ra ngoài khu vực, mang lại lợi ích cho cả nông dân và người tiêu dùng.

Singapore ứng dụng công nghệ giao thông hàng hải mớiCông nghệ di động cho phép tiếp cận với các ca nhiễm HIV ở vùng sâuHàn Quốc lên kế hoạch xây dựng "thành phố thông minh" ở CampuchiaUNESCO & UNOSAT hợp tác, sử dụng công nghệ không gian địa lý để bảo vệ di sản văn hóaTận dụng công nghệ để phát triển tài chính toàn diệnVai trò quan trọng của Công nghiệp 4.0 trong ngành sản xuất ở Đông Nam Á

Một nông dân rải phân bón trên ruộng lúa ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo tạp chí Nikkei Asian Review ngày 18/8, ứng dụng công nghệ này sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và học máy để cung cấp thông tin chi tiết về cách gia tăng sản lượng, loại cây trồng tốt nhất cho một loại đất nhất định và thời điểm để trồng chúng.

Khoảng 2.000 nông dân ở Ấn Độ và một số lượng nông dân tương đương ở tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia đang sử dụng ứng dụng công nghệ này.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Nikkei Asian Review, nhà đồng sáng lập của MyCrop Technologies, ông Deepak Pareek cho rằng, công ty đang thảo luận với Chính phủ và các bên liên quan ở Thái Lan, Việt Nam và Philippines để giới thiệu nền tảng công nghệ này ở các quốc gia này.

Ngoài ra, ông Pareek cũng được các cơ quan chức năng ở Kenya trao đổi để kiểm tra việc ứng dụng nền tảng công nghệ ở khu vực này. Theo doanh nhân công nghệ Pareek, Tây Ban Nha cũng là một thị trường tiềm năng khác.

Ông Pareek cho hay: “Vào năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ứng dụng này đến với 10.000 nông dân. Ứng dụng có thể được tập trung vào năng suất, chi phí, lao động, chúng tôi đang có tất cả các dữ liệu, người dùng có thể quan sát những người nông dân cụ thể về những việc họ đang làm, ở giai đoạn nào, ở vị trí nào, hay trạng thái của cây nông nghiệp…".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Đừng để con "mất kết nối"

Ba tháng hè, nhiều phụ huynh thấy bất lực khi con suốt ngày ôm điện thoại thông minh. Nhiều chị thú nhận, họ đã từng “ngắt” kết nối với con trong thời gian dài cũng chỉ vì cả hai cứ khư khư ôm máy, sống trong thế giới ảo.

Đừng để con mất kết nối
Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
Cần giải pháp căn cơ để du lịch thật sự thông minh

Từ năm 2018, Thừa Thiên Huế đã ban hành đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; trong đó, du lịch là lĩnh vực được chú trọng phát triển hàng đầu.

Cần giải pháp căn cơ để du lịch thật sự thông minh

TIN MỚI

Thuê chỗ đặt thiết bị hiện đại in giá rẻ Chọn mẫu Máy in 3D Giá rẻ đẹp thiết kế iphone 16 pro max Két Sắt Đức Phương
Return to top