ClockThứ Năm, 19/10/2017 10:39

UNICEF và các cơ quan đối tác Nam Sudan hỗ trợ 5.000 trẻ em lang thang về với gia đình

TTH.VN - Kể từ khi xung đột nổ ra tại Nam Sudan vào năm 2013, quỹ nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF ), Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Save the Children và các đối tác khác đã hợp tác và đưa được thành công 5.000 trẻ em lang thang đoàn tụ với gia đình.

400.000 trẻ em vẫn còn di dời do cuộc chiến MosulYonhap, Save the Children tổ chức cuộc thi marathon gây quỹ cho trẻ em nghèoHàn Quốc tổ chức cuộc đua marathon gây quỹ giúp trẻ emSave the Children: Giáo dục không được chú trọng trong các phản ứng nhân đạo

Trước thành công lớn, đại diện của UNICEF, ông Mahimbo Mdoe nhấn mạnh “Trở về với gia đình là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em. Đó là lý do tại sao công tác tìm kiếm và trao trả trẻ em về với gia đình luôn được đánh giá là tối quan trọng. Thêm vào đó, việc trẻ em trông đợi vào mái ấm gia đình, để tìm kiếm sự ổn định, bảo vệ và hỗ trợ là cấp bách hơn so với giải quyết xung đột Sudan ”.

Trẻ em vui đùa với thú nhồi bông tại Yei (Nam Sudan). Ảnh: UN News

Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm và đưa trẻ về với gia đình là một thử thách hết sức khó khăn, tại một đất nước hầu như không có cơ sở hạ tầng thích hợp hỗ trợ và thiếu hụt mạng lưới điện thoại phủ sóng nhiều nơi. Do đó, các nhân viên thường phải đi bộ hàng giờ, để tìm kiếm thông tin về các gia đình có con bị thất lạc.

Việc ly tán trẻ em ra khỏi cha mẹ được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các căng thẳng về tâm lý xã hội cho tất cả các cá nhân trong gia đình. Trong trường hợp thời gian trẻ thất lạc ngày càng lâu, nguy cơ các em sẽ bị xã hội tác động mạnh, dẫn đến tình trạng bị bóc lột lao động, bạo lực, lạm dụng và buôn bán sẽ ngày càng tăng.

Cùng trong mối quan tâm về bảo vệ quyền lợi của trẻ, giám đốc của Save the Children, bà Deirdre Keogh cho biết “Chương trình tìm kiếm và đoàn tụ gia đình là một trong những biện pháp bảo vệ trẻ em có hiệu quả nhất trong các can thiệp khẩn cấp ở Nam Sudan”.

Hiện đã có tổng cộng 16.055 trẻ em lang thang đã được trở về với gia đình, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức trong thời gian qua. Trong tương lai, công tác này vẫn sẽ được tiếp tục và nhân rộng, nhằm nỗ lực theo dõi và hỗ trợ thêm 10.000 trẻ tìm lại mái ấm với gia đình của mình.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
UNICEF cảnh báo 600.000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah

Ngày 6/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo khoảng 600.000 trẻ em đang trong cảnh chen chúc tại thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, phải đối mặt với "thảm họa tiếp theo", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc người dân buộc phải di dời sau khi Israel ra lệnh sơ tán trước kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.

UNICEF cảnh báo 600 000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah
Return to top