Công nghệ là chìa khóa của tiến trình tăng trưởng xanh ở các nước GMS. Ảnh: Greater Mekong Subregion
Phần lớn, sự tăng trưởng này đều phụ thuộc vào nguồn lợi lấy từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, với khả năng tạo ra ít nhất 1/2 tổng giá trị tài sản của một số nước GMS. Tuy nhiên, việc lạm dụng đường lối “tăng trưởng trước, làm sạch sau” đã và đang gây ra tình trạng xuống cấp trầm trọng về môi trường do ô nhiễm đất, nước, không khí, thâm hụt đất rừng, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải quá quy định.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, sáu nước GMS bao gồm Campuchia, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Myanmar vàThái Lan đang từng bước triển khai nhiều kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên và tăng cường dịch vụ làm sạch hệ sinh thái.
Cụ thể, tất cả các nước thành viên đều đang chuyển hướng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Đơn cử, Trung Quốc đang dần loại bỏ các nhà máy điện đốt than và tăng cường tạo ra các nguồn năng lượng sạch từ gió, mặt trời và nước. Cùng với đó, Thái Lan cũng đang vận hành tốt nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á....
Tuy nhiên, các nước vẫn cần thực hiện nhiều hành động rõ ràng, cụ thể và nhanh chóng hơn nữa. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có thể gây nên hàng loạt thiên tai, các thách thức lớn về vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó đến tốc độ tăng trưởng sẽ ngày càng khó giả quyết.
Trong vấn đề này, công nghệ được xem là chìa khóa. Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (Big data), người máy, công nghệ nano và các sáng kiến thú vị khác đang nhanh chóng tại đình hình lộ trình phát triển của nền kinh tế và cộng đồng.
Được biết, mục tiêu chính của công nghệ mới là hỗ trợ đảm bảo quá trình phát triển xanh – phát triển đôi bên cùng có lợi cho cả nền kinh tế và môi trường. Bằng cách áp dụng công nghệ mới, môi trường đất, nước, không khí sẽ được cải thiện và duy trì. Kết quả chung sẽ là phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, giảm ô nhiễm và quản lý chất thải tốt hơn.
Về phương diện môi trường, sự xuất hiện của máy bay không người lái, hệ thống viễn thám và WebGIS đang được sử dụng triệt để nhằm đảm bảo các hoạt động đánh bắt và lâm nghiệp diễn ra thuận lợi, trong khi các chất thải được thu gom xử lý bằng hệ thống xe điện, công nghệ nhiên liệu hiệu quả cũng giúp các nước đạt được các mục tiêu giảm khí nhà kính...
Mặc dù nhận thức được lợi ích từ công nghệ, song các nước cần xác định rõ công nghệ không phải là yếu tố duy nhất của phát triển xanh. Các phương pháp truyền thống khác như bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý môi trường cũng phải được mở rộng và tăng cường để đảm bảo phát triển toàn diện ở khu vực GMS, chuyên gia về môi trường của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Pavit Ramachandran cho hay.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ AECtoday News)