ClockThứ Tư, 21/08/2019 14:27

Việt Nam-Campuchia ký biên bản định hướng hợp tác 28 lĩnh vực

Ngày 21/8, Kỳ họp 17 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật đã diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia, dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.

Campuchia, Việt Nam mở rộng hợp tác thương mại biên giớiHội nghị AMM-52: Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Nhật Bản lần thứ 12Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Hàn Quốc lần thứ 9Thái Lan kêu gọi các nước trong khu vực thực hiện đổi mới để không mất lợi thế cạnh tranhTăng cường hợp tác phát triển du lịch trong khu vựcViệt Nam – một trong ba nền kinh tế bùng nổ ấn tượng nhất châu Á

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn ký kết văn kiện của Kỳ họp. Ảnh: Minh Hưng/TTXVN

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo và quan chức cao cấp của nhiều cơ quan, bộ ngành hai nước.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Prak Sokhonn nhất trí rằng quan hệ Việt Nam-Campuchia kể từ Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 16 (tháng 5/2018) đến nay tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả mới đáng khích lệ.

Bên cạnh duy trì trao đổi các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cơ chế hợp tác song phương, hai nước đã tổ chức tốt nhiều hoạt động có ý nghĩa để kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019).

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Prak Sokhonn đã bày tỏ cảm ơn chân thành và sâu sắc tới nhân dân, quân tình nguyện Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ quốc tế, giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng; cũng như tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Campuchia trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

Trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã trao đổi và thống nhất phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các vướng mắc, tăng hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực.

Hai bên nhất trí tạo thuận lợi hơn nữa cho hợp tác kinh tế, thương mại; tiếp tục củng cố và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải, công nghiệp-mỏ-năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp, thông tin và truyền thông, y tế, lao động và các vấn đề xã hội, văn hóa-thể thao-du lịch, môi trường...

Phía Campuchia cảm ơn sự hỗ trợ của phía Việt Nam trong thời gian qua và đánh giá cao việc Việt Nam sẵn sàng trợ giúp đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học-kỹ thuật cũng như việc Việt Nam nâng công suất bán điện thêm 50MW, giúp Campuchia giảm bớt tình trạng thiếu điện trong mùa khô.

Hai bên nhất trí đẩy nhanh các thủ tục nhằm sớm hoàn thành và bàn giao dự án Chợ biên giới kiểu mẫu tại xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum và dự án Trường Trung học Phổ thông tại huyện Ou Reang, tỉnh Mondulkiri trong năm 2019; ký Hiệp định viện trợ để triển khai các dự án Nhà làm việc của Ban thư ký và các Ủy ban của Quốc hội Campuchia và một số hạng mục tại dự án Trung tâm dịch vụ điều trị tự nguyện dựa vào cộng đồng cho người nghiện ma túy tại tỉnh Preah Sihanouk.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn ký kết văn kiện của Kỳ họp. Ảnh: Trần Long/TTXVN

 

Việt Nam-Campuchia nhất trí triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành điểm nhấn quan trọng trong quan hệ song phương; nhất trí tạo thuận lợi cho thương mại biên giới thông qua đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực biên giới hai nước, đẩy mạnh kết nối đường bộ, đường thủy, kết nối du lịch.

Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới trong bối cảnh công nghiệp 4.0, đặc biệt liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác chuyển đổi số quốc gia, an toàn và an ninh mạng, y học hạt nhân...

Campuchia đánh giá Việt Nam hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia với hơn 214 dự án, tổng vốn hơn 3 tỷ USD.

Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, tăng cường chia sẻ thông tin, nghiên cứu xây dựng chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng đầu tư hiệu quả và lâu dài tại Campuchia và Việt Nam.

Hai bên đánh giá cao việc cơ quan chức năng hai nước phối hợp tích cực, quyết tâm sớm hoàn thành và ký kết 2 văn kiện pháp lý để ghi nhận khối lượng công việc đã hoàn thành (84%) trong công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước, tạo điều kiện xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Hai bên bày tỏ quan ngại trước tình trạng mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong thời gian qua; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ với các nước trong Tiểu vùng thúc đẩy việc sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong, đặc biệt tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu, tiến hành đánh giá đầy đủ và tham vấn trước đối với các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong.

Hai bên cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ với Lào thúc đẩy hợp tác giữa ba nước trong khu vực Tam giác phát triển, triển khai hiệu quả Quy hoạch tổng thể về kết nối ba nền kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam, tăng cường thu hút hỗ trợ tài chính từ các đối tác phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế, bảo đảm phát triển bền vững.

Hai bên khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ trong năm 2020 khi Việt Nam đồng thời là Chủ tịch luân phiên ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Campuchia là chủ nhà Hội nghị Cấp cao ASEM 13.

Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Prak Sokhonn đã ký Biên bản Thỏa thuận với các nội dung, chương trình hợp tác cụ thể trong 28 lĩnh vực.

Hai bên tin tưởng Biên bản thỏa thuận sẽ định hướng cho hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai nước, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng phát triển trong thời gian tới.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top