ClockThứ Tư, 08/08/2018 17:25

Việt Nam đang rất tích cực chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020

Nhân dịp 51 năm ngày thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (8/8/1967-8/8/2018) và nhân kỷ niệm 23 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2018), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam trả lời phỏng vấn báo chí về những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đối tác Đối thoạiSingapore sẽ tăng cường sáng kiến ​​phát triển ASEANViệt Nam nỗ lực hết sức mình để thúc đẩy sáng kiến liên kết ASEANASEAN cần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viênASEAN và các đối tác nỗ lực đạt thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng. Nguồn: TTXVN phát

-Thứ trưởng có thể cho biết những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong 23 năm qua và những lợi ích ASEAN mang lại cho Việt Nam là gì? 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Trước hết là về khách quan, Việt Nam gia nhập ASEAN là sự đóng góp rất lớn. Khi Việt Nam gia nhập ASEAN đã làm thay đổi cục diện khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, tiềm năng, vị thế, tiềm lực thị trường của Việt Nam cũng là đóng góp tự nhiên. 

Về chủ quan, khi gia nhập ASEAN, từ chỗ Việt Nam đã cố gắng thực hiện nghĩa vụ và có những cái cần được châm trước, thì nay là việc Việt Nam chủ động, tham gia thực hiện đầy đủ các cam kết của ASEAN. Trong một số lĩnh vực như: Thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Việt Nam là nước đứng thứ hai sau Singapore thực hiện đầy đủ cam kết.

Cho đến nay, Việt Nam có những việc xung phong, đi dầu trong một số lĩnh vực như: An ninh, chính trị. Về kinh tế, đi đầu trong lĩnh vực hội nhập, Việt Nam là một trong ba nước ASEAN tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam và Singapore đang có thỏa thuận về khu vực tự do thương mại với Liên minh châu Âu. Việt Nam là nước đầu tiên tham gia khu vực thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu. Đó là những đóng góp của Việt Nam trong suốt 23 năm gia nhập ASEAN. 

Phải nói rằng lợi ích của Việt Nam thu được khi gia nhập ASEAN là rất to lớn. Điểm đầu tiên đó là môi trường hòa bình hợp tác. Từ môi trường đó có được thuận lợi trong phát triển kinh tế, thu hút được đầu tư, mở rộng thị trường cho phát triển thương mại. Nhờ đó, chúng ta có khoảng thời gian phát triển kinh tế tốt trong những năm vừa qua. Điểm thứ hai là, qua ASEAN chúng ta có chủ trương thực hiện đường lối hội nhập quốc tế. ASEAN là bước đi đầu tiên chúng ta hội nhập ra bên ngoài. Từ ASEAN chúng ta liên kết kinh tế, hội nhập kinh tế sâu. Điểm thứ ba, có thể nói rằng, đó là sức mạnh tập thể, tham gia ASEAN, chúng ta có sức mạnh tập thể, chúng ta neo lợi ích của chúng ta trong ASEAN và qua đó bảo vệ tốt nhất lợi ích của chúng ta. Đây cũng là diễn đàn để chúng ta phát huy vai trò, hình ảnh của Việt Nam, đóng góp thêm vào lợi ích chung của khu vực cũng như lợi ích trên toàn thế giới. 

-Hiện nay, ASEAN đang đối mặt với những thuận lợi và thách thức gì? Việt Nam cùng các nước ASEAN sẽ ứng phó với các thách thức đó như thế nào? 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Có thể nói, có những thuận lợi rất lớn đối với các thành viên ASEAN. Sau 50 năm thành lập và phát triển, ASEAN đạt được những thành tựu rất to lớn. Đặc biệt, ASEAN trở thành tổ chức rất thành công về nhiều mặt: An ninh, chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội. ASEAN cũng là tổ chức, qua 50 năm đã rút ra bài học phải gắn kết, đoàn kết, nhất trí với nhau thì mới phát triển được. Những thành tựu mà ASEAN làm được cũng đã được thừa nhận. ASEAN đã đặt ra các cơ chế do ASEAN xây dựng và dẫn dắt. Các cơ chế này đang phát huy tác dụng và được các nước thực hiện. Vị thế của ASEAN được các nước tôn trọng và khẳng định vai trò của ASEAN ở khu vực này cũng như các vùng rộng lớn không chỉ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà cả khu vực Ấn Độ Dương. 

Bên cạnh những thuận lợi đó, ASEAN cũng gặp những thách thức không nhỏ. Thách thức đầu tiên, đó là quyết tâm xây dựng cộng đồng, đề ra kế hoạch xây dựng cộng đồng có thực hiện được không? Trong bối cảnh còn có sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, sự khác nhau về cơ cấu tổ chức, thể chế chính trị, sự khác nhau về lợi ích, trong đó còn có sự thay đổi mạnh mẽ trong khu vực cũng như tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, liệu ASEAN có đứng vững, thực hiện được mục tiêu xây dựng cộng đồng, duy trì được sự đoàn kết nhất trí, cái tinh cốt, yếu tố hàng đầu bảo đảm sự phát triển của ASEAN. 

Mặc dù ASEAN có vị thế và vai trò được thừa nhận như vậy, nhưng trước sự cạnh tranh khốc liệt về mặt chiến lược của các nước lớn, những thay đổi mạnh mẽ ở khu vực, chủ nghĩa bảo hộ tăng lên, ASEAN có giữ được vai trò trung tâm hay không? ASEAN có duy trì được xu thế, những tôn chỉ mục đích của mình ủng hộ cho tự do hóa thương mại, đầu tư? 

Để khắc phục được thách thức đó, theo tôi trước hết là nhận thức của tất cả các nước phải thấy được giá trị cộng đồng, giá trị của ASEAN đối với mình, đối với khu vực và đối với thế giới. Để chúng ta có lợi ích riêng nhưng cũng phải biết đóng góp vào lợi ích chung, hài hòa lợi ích của quốc gia với lợi ích của cộng đồng, khu vực. ASEAN phải kiên quyết thực hiện những nội dung đề ra, phải quyết liệt thực hiện cam kết của mình, phải giữ vững bản lĩnh, cân bằng trong quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các nước lớn. 

-Việt Nam đang hướng tới Năm Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Thứ trưởng có đánh giá như thế nào về Năm Chủ tịch này của Việt Nam và hiện tại công tác chuẩn bị của Việt Nam như thế nào? 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: Làm Chủ tịch ASEAN vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ đến lượt phải làm Chủ tịch nhưng cũng là cơ hội rất lớn. Nhiệm vụ, nghĩa vụ làm sao phải kế thừa những gì đã làm được, không những thế phải nâng vị thế của ASEAN. Cơ hội đối với vai trò Chủ tịch ASEAN, có điều kiện thể hiện năng lực của mình, cải thiện hình ảnh của mình đóng góp vào việc chung và là cơ hội để quảng bá, đất nước, con người. 

Năm 2020 là năm đặc biệt đối cả Việt Nam và cả với ASEAN. Năm 2020, đối với Việt Nam là 25 năm gia nhập ASEAN và hàng loạt các sự kiện kỷ niệm năm chẵn của Việt Nam. Đối với ASEAN là năm giữa kỳ kiểm điểm lại sau 5 năm thực hiện Cộng đồng và năm giữa kỳ thực hiện kế hoạch tổng thể 2015-2025. Giữa kỳ có nhiệm vụ rà soát lại những gì làm được và đặt ra hướng mới, hàng loạt những kế hoạch, chương trình công tác, chương trình hành động, xem còn thiếu gì hay đặt ra định hướng mới, nhiệm vụ rất nặng nề. 

Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ đó, Việt Nam đang rất tích cực chuẩn bị cho Năm Chủ tịch 2020. Để làm tốt điều đó, Việt Nam phải chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, nguồn tài chính, nguồn nhân lực. Chúng ta phải có đội ngũ có đủ năng lực để chủ trì các hội nghị. Quan trọng hơn nữa là về nội dung. Chúng ta phải hiểu được ASEAN, tất cả mọi lĩnh vực, biết được ASEAN đang cần gì, từ đó chúng ta đưa ra chủ đề, ưu tiên trúng vào dòng chảy, lợi ích của các nước thành viên ASEAN. Trong quá trình điều hành, chúng ta phải khách quan, đặt lợi ích chung của cộng đồng, cân bằng, quan tâm lợi ích chung của các nước thành viên. Trên tinh thần đó, Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị, hình thành các khâu tổ chức, tích cực nghiên cứu về ASEAN, không phải chỉ có Bộ Ngoại giao mà tất cả các bộ, ngành cùng vào cuộc. 

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top