ClockThứ Ba, 18/07/2017 06:31

WHO: 1/10 trẻ sơ sinh không được tiêm chủng trong năm ngoái

TTH.VN - Một báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy, có đến 12,9 triệu trẻ sơ sinh không được tiêm phòng vaccine trong năm ngoái.

Một nhân viên y tế đang tiêm phòng cho trẻ ở Alepoo. Ảnh: UNICEF

Theo WHO, con số trên tương đương với gần 1/10 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới không được chủng ngừa, đồng nghĩa với việc đã bỏ lỡ liều tiêm chủng đầu tiên chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm là bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, gọi chung là tiêm chủng DTP.

Ngoài ra, 6,6 triệu trẻ sơ sinh khác đã tiếp nhận liều tiêm chủng đầu tiên của chương trình tiêm phòng DTP đã không hoàn tất chương trình tiêm chủng vào năm ngoái.

WHO đã bắt đầu theo dõi tỷ lệ trẻ được tiêm phòng DTP kể từ năm 1980. Trong một tuyên bố, WHO cho biết, "từ năm 2010, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đều đặn đã bị đình trệ khi chỉ ở mức 86%", thấp hơn mục tiêu cần phủ sóng chương trình tiêm chủng ở mức 90% của cơ quan này.

Jean-Marie Okwo-Bele, một chuyên gia y tế về tiêm chủng cho biết, "những đứa trẻ này gần như cũng không nhận được bất cứ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản nào khác"..., "nếu chúng ta nâng cao phạm vi bảo hiểm chủng ngừa toàn cầu, các dịch vụ y tế phải đến được với những người chưa được tiếp cận".

Chỉ có 130 trong số 194 quốc gia thành viên của WHO đã đạt được mục tiêu tiêm chủng ở mức 90%, trong đó tình trạng tồi tệ nhất được ghi nhận ở các quốc gia gánh chịu xung đột.

Trong năm ngoái, 8 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cả ba mũi tiêm DTP dưới 50% bao gồm Cộng hòa Trung Phi, Chad, Guinea Xích đạo, Nigeria, Somalia, Nam Sudan, Syria và Ukraina.

Trong danh sách đó, chỉ có quốc gia Tây Phi nhỏ bé là Guinea Xích đạo không bị xem là có xung đột nghiêm trọng, mặc dù vẫn có mâu thuẫn lan rộng giữa chính phủ nước này với các nhóm quyền lợi.

Theo ước tính của WHO, tiêm phòng vaccine có thể giúp ngăn ngừa được từ 2-3 triệu người thiệt mạng mỗi năm.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top