ClockThứ Ba, 02/10/2018 14:47

WHO: Kiểm soát thuốc lá ở các nước kém phát triển vẫn còn quá chậm

TTH.VN - "Những tiến bộ lớn" đã và đang được thực hiện trong việc giải quyết việc tiêu thụ thuốc lá và cứu lấy mạng sống, nhưng nhiều việc vẫn cần phải được thực hiện, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Kiểm soát thuốc lá để phát triển bền vữngUng thư – mối đe doạ toàn cầu ngày càng nghiêm trọngIsrael cấm sử dụng thuốc lá điện tửNhật Bản chống lại hút thuốc thụ động trước thềm thế vận hội Tokyo 2020Hơn 50% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển tiếp xúc với khói thuốcLiên Hiệp quốc thông qua hiệp ước ngăn chặn buôn bán thuốc lá bất hợp phápHàn Quốc đóng cửa các phòng hút thuốc trong sân bayMỹ: tỷ lệ hút thuốc thấp nhất lịch sửTỷ lệ tiêu thụ thuốc lá đạt đỉnh ở Indonesia

Một người đàn ông hút thuốc lá bên lề đường ở vùng nông thôn Nepal. Ảnh: World Bank

Trong phiên họp lần thứ 8 của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO FCTC) tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ ngày 1/10, WHO báo cáo, gần 2/3 trong số 181 quốc gia thành viên của Công ước này đã phát triển các chiến lược để “ngăn chặn sự can thiệp của ngành thuốc lá đối với những chính sách kiểm soát thuốc lá” .

Theo kết quả của công ước, các quốc gia đã tăng thuế đối với thuốc lá, xây dựng không gian không khói thuốc và bắt buộc các nhà sản xuất phải đưa cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh lên sản phẩm của họ, cũng như sử dụng bao bì trơn.

Mặc dù có những tiến bộ nói trên, “đây không phải là lúc để tự mãn”, tiến sĩ Vera Luiza da Costa e Silva, trưởng Ban thư ký WHO FCTC cho biết.

Báo cáo tiến độ toàn cầu của WHO năm 2018 chỉ ra, 85% các quốc gia thành viên đã cấm bán các sản phẩm thuốc lá cho trẻ vị thành niên, và ngày càng nhiều quốc gia tăng độ tuổi tối thiểu để có thể mua các sản phẩm thuốc lá.

Những cảnh báo sức khỏe trên gói thuốc lá cũng được yêu cầu ở gần 90% các quốc gia thành viên, và ít nhất 14 quốc gia “đang thực hiện hoặc lập kế hoạch để thực hiện” bao bì trơn hoặc tiêu chuẩn hóa.

Ngoài ra, các dịch vụ chẩn đoán và điều trị việc phụ thuộc vào thuốc lá cũng được đưa vào các chương trình kiểm soát thuốc lá quốc gia ở hơn 2/3 quốc gia thành viên. Đây là một sự tiến bộ đáng kể so với mức chỉ 1/2 quốc gia thành viên thực hiện điều này trong năm 2016.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý, vẫn còn nhiều điều cần được cải thiện, nhất là trong việc cấm các kệ tự phục vụ thuốc lá, và những loại máy bán hàng tự động, đồng thời nhấn mạnh sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới.

Báo cáo của WHO dựa trên đệ trình cuả các quốc gia lên Ban thư ký Công ước cũng cho thấy, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá được cải thiện liên tục kể từ khi Công ước có hiệu lực hồi năm 2005.

Tuy nhiên, những tiến bộ thực hiện vẫn không đồng đều, với tỷ lệ thấp chỉ 13% ở một số quốc gia, trong khi có tỷ lệ cao đến 88% ở những quốc gia khác.

Để minh họa cho quy mô của thách thức mà các quốc gia thành viên của Công ước vẫn còn phải đối mặt, Tổng giám đốc Văn phòng Liên Hiệp quốc (LHQ) tại thành phố Geneva, ông Michael Møller nhấn mạnh sự thật rằng, hiện có 1,1 tỷ người hút thuốc lá; 80% trong số đó sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Gánh nặng mà thực trạng này tạo ra là rất lớn, về chi phí y tế do những căn bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra, ông Michael Møller khẳng định; đồng thời kêu gọi sự cần thiết phải liên kết các biện pháp kiểm soát thuốc lá với những chiến lược phát triển bền vững.

"Hút thuốc lá là một vấn đề phát triển bởi vì nó tấn công các hệ thống y tế dễ bị tổn thương và hiện đang căng thẳng nhất, tạo ra một vòng luẩn quẩn của đói nghèo và bất bình đẳng", ông Møller nói thêm.

Cũng tại phiên họp quốc tế về kiểm soát thuốc lá ở thành phố Geneva, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus ca ngợi Công ước kiểm soát thuốc lá là “một trong những thành tựu y tế công cộng lớn nhất trong 20 năm qua”.

Cụ thể, một số quốc gia bao gồm Kenya và Uganda đã thông qua luật kiểm soát thuốc lá toàn diện trong những năm gần đây, trong khi Gabon và Gambia thực hiện việc tăng thuế thuốc lá.

Ở những quốc gia khác, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan đưa ra cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh lớn; trong khi nhiều quốc gia cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, từ Afghanistan, đến Campuchia và El Salvador. Một số thành phố ở Trung Quốc cũng áp dụng luật không hút thuốc. “Chúng ta đã đạt được tiến bộ lớn. Chúng ta đã cứu lấy nhiều mạng sống”, ông Tedros nhận định.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Return to top