ClockChủ Nhật, 11/06/2017 07:03

WHO nỗ lực tiêm chủng ngăn chặn bại liệt cho trẻ em tại Syria

TTH.VN - Tiêm chủng cho trẻ em ở Syria chống lại bệnh bại liệt nhằm ngăn chặn thêm nhiều ca bệnh trong tương lai ở quốc gia đang đối mặt với chiến tranh này là một khó khăn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Reuters cho biết.

Syria xác nhận ca bại liệt đầu tiên trong 3 năm

Trẻ em được cho uống vaccine phòng bại liệt ở Syria. Ảnh: Wikimedia

Hai trẻ em đã bị liệt trong vài tháng qua tại khu vực Al-Zor do lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS chiếm đóng là những ca bệnh bại liệt đầu tiên ở Syria kể từ năm 2014 và ở cùng một tỉnh phía đông giáp với Iraq, nơi mà một chủng khác đã gây ra 36 ca bệnh trong giai đoạn từ 2013-2014.

Oliver Rosenbauer - một quan chức của WHO cho biết, việc tiêm phòng ngay cho 50% trong số khoảng 90.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Mayadin của Deir al-Zor sẽ không đủ để ngăn chặn sự bùng nổ căn bệnh này và chúng có thể là mầm mống cho vụ bùng phát dịch tiếp theo. Ông cho rằng, tỷ lệ chích ngừa cần phải đạt gần 80% để đạt được hiệu quả tối đa và bảo vệ người dân.

Để tránh tình trạng thiếu hụt vaccine phòng bại liệt cho những đợt bùng phát bệnh trong tương lai, chúng ta cần sử dụng vaccine một cách thận trọng và cố gắng đảm bảo mức độ an toàn cao nhất, ông Rosenbauer nói.

Các trường hợp nhiễm bệnh mới được cho là từ một loại vaccine poliovirus có nguồn gốc từ vaccine loại 2, loại hiếm gặp có thể xuất hiện ở các cộng đồng không được tiêm chủng, sau khi biến đổi từ các chủng có trong vaccine bại liệt.

"Các dòng virus có nguồn gốc từ vaccine này có xu hướng ít nguy hiểm hơn các chủng virus bại liệt hoang dã, chúng có khuynh hướng gây ra ít ca bệnh hơn, không dễ lan truyền về mặt địa lý", ông Rosenbauer cho biết.

Syria là một trong những nơi cuối cùng còn virus bại liệt trên toàn thế giới, bên cạnh Afghanistan và Pakistan.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & CNA)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top