ClockThứ Bảy, 19/11/2016 06:19

WHO: Zika không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 18/11 công bố trong một cuộc họp báo trực tuyến rằng, virus Zika không còn đặt ra tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

WHO: Zika “rất có thể” sẽ lan rộng khắp châu ÁWHO kêu gọi tiến hành các biện pháp mạnh ứng phó với Zika ở Đông Nam ÁCần 122 triệu USD để đối phó với Zika trên toàn cầuWHO khuyến cáo phụ nữ ở những vùng lan truyền Zika nên hoãn mang thai

Zika là loại virus do muỗi truyền có liên quan đến dị tật bẩm sinh như tật đầu nhỏ. Ảnh: AFP 

"Virus Zika vẫn còn là một vấn đề rất quan trọng và lâu dài, nhưng không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu", Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp của WHO, ông David Heymann nói.

Trong đợt bùng phát bắt đầu vào giữa năm 2015, hơn 1,5 triệu người nhiễm Zika, chủ yếu tại Brazil và hơn 1.600 em bé mắc tật đầu nhỏ được sinh ra kể từ năm ngoái, theo báo cáo của WHO.

Vào tháng 2/2016, cơ quan y tế toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tuyên bố đại dịch Zika là một tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Brazil, tâm điểm của dịch bệnh trước đó vào ngày 18/11 cho biết sẽ tiếp tục đối phó với Zika như một tình trạng y tế khẩn cấp.

"Chúng tôi sẽ duy trì tình trạng khẩn cấp tại Brazil cho đến khi chúng tôi hoàn toàn yên tâm về tình hình", Bộ trưởng Y tế Brazil Ricardo Barros nói với các nhà báo.

Trong hầu hết các trường hợp trên toàn thế giới, bệnh nhân nhiễm virus Zika do muỗi truyền, mặc dù một số trường hợp nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Cũng trong ngày 18/11, WHO kêu gọi cẩn trọng để không bỏ qua những rủi ro vẫn còn đặt ra bởi loại virus đã được phát hiện tại 73 quốc gia trên toàn thế giới, chủ yếu là ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe.

"Chúng tôi không hạ thấp tầm quan trọng" của việc đối phó với virus Zika, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO Peter Salama nhấn mạnh.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Nytimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top