Thế giới

Thêm nhiều công ty lớn của Mỹ ủng hộ quy định bắt buộc tiêm vaccine

ClockThứ Sáu, 01/10/2021 15:41
United Airlines và công ty thực phẩm Tyson Foods đã có các động thái thể hiện ủng hộ quy định bắt buộc tiêm vaccine, trong khi tập đoàn AT&T mở rộng yêu cầu tiêm với các nhân viên trong nghiệp đoàn.

Mỹ: Một nửa dân số được tiêm chủng vaccine COVID-19CDC Mỹ: Những người không tiêm phòng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 11 lầnMỹ công bố chiến lược '6 mũi nhọn' chống biến thể Delta

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Detroit, bang Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng có thêm nhiều các công ty lớn ở Mỹ ủng hộ quy định bắt buộc tiêm vaccine.

Mới đây nhất, ngày 30/9, hãng hàng không United Airlines và công ty thực phẩm Tyson Foods đã có các động thái thể hiện ủng hộ quy định bắt buộc tiêm vaccine, trong khi tập đoàn AT&T mở rộng yêu cầu tiêm đối với các nhân viên trong nghiệp đoàn.

United Airlines cho biết số nhân viên định từ chối tiêm vaccine đã giảm từ 593 người xuống còn 320 người sau khi hãng thông báo kế hoạch sa thải nhân viên nào không tiêm phòng COVID-19.

Con số này đồng nghĩa với việc 99,5% nhân viên của United Airlines đã được tiêm, trừ một số người đề nghị miễn vì lý do tôn giáo hoặc sức khỏe.

Trong khi đó, Tyson Foods cho biết hơn 100.000 người, tức 91% nhân sự của hãng ở Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, tăng gấp đôi so với số liệu trước khi công ty thông báo yêu cầu tiêm bắt buộc từ tháng Tám.

Người phát ngôn của công ty cho biết: "Chúng tôi tin rằng tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất mà chúng tôi có thể làm để bảo vệ chính mình, gia đình và các cộng đồng nơi công ty vận hành."

Tyson còn khuyến khích nhân viên tiêm phòng bằng cách tặng 200 USD cho người đi tiêm và hỗ trợ khoản tiền tương đương 4 giờ làm nếu tiêm ngoài giờ làm việc.

Về phần mình, tập đoàn truyền thông AT&T cho biết toàn bộ nhân viên của nghiệp đoàn Communications Workers of America phải tiêm đủ vaccine trước ngày 1/2/2022, trừ phi có lý do chính đáng.

Trước đó, AT&T đã yêu cầu nhân viên quản lý tiêm phòng trước ngày 11/10.

Nhiều công ty lớn khác như Chevron, Microsoft và Morgan Stanley cũng đã đưa ra các yêu cầu về tiêm phòng đối với toàn bộ hoặc một phần nhân viên của mình.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden ngày 9/9 thông báo Chính phủ Mỹ sẽ yêu cầu các công ty lớn có hơn 100 nhân viên phải đảm bảo tiêm phòng hoặc xét nghiệm định kỳ cho nhân viên của mình. Ông cho rằng dịch bệnh kéo dài là do "một bộ phận dân chúng Mỹ" vẫn chưa tiêm phòng. Nhà Trắng dự kiến công bố quy định chi tiết về chính sách này trong những tuần tới.

Theo một cuộc thăm dò do Conference Board thực hiện, hơn 60% chủ doanh nghiệp đã nhất trí với chính sách tiêm phòng, nhưng hơn một nửa cho rằng việc thực hiện chính sách này sẽ rất khó khăn.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Return to top