Thế giới

Mỹ: Một nửa dân số được tiêm chủng vaccine COVID-19

ClockThứ Bảy, 07/08/2021 09:14
TTH.VN - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cứ hai người Mỹ sẽ có 1 người đã được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Liên Hiệp quốc: Bình đẳng vaccine COVID-19 là “vấn đề cấp bách nhất”Người tiêm vaccine COVID-19 nguy cơ tử vong thấp hơn 25 lần người chưa tiêmTiêm chủng đầy đủ giúp giảm 50-60% nguy cơ nhiễm COVID-19Vương quốc Anh khuyến cáo tiêm vaccine cho phụ nữ mang thaiVaccine COVID-19 dạng viên - bước nhảy vọt mới trong cuộc chiến chống đại dịch

Tiêm vaccine là cách tốt để phòng chống nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: Báo Nhân dân

Cột mốc quan trọng này diễn ra khoảng 8 tháng sau khi Mỹ triển khai đợt tiêm chủng hàng loạt.

Cụ thể, CDC cho biết, có gần 166 triệu người, tương đương với 50% dân số Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ, cùng lúc có hơn 182 triệu người, tương đương với 70,6% dân số trưởng thành của nước này đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 cần thiết để phòng bệnh.

Tính đến sáng ngày 6/8, Mỹ đã quản lý gần 350 triệu liều vaccine trong nước và phân phối hơn 405 triệu liều.

Việc kiểm đếm của CDC được thực hiện dựa trên số liệu của vaccine 2 liều của Moderna và Pfizer/BioNTech, cũng như vaccine 1 mũi của Johnson&Johnson kể từ 6h sáng theo giờ địa phương ngày 6/8.

Cũng trong dòng tin cập nhật COVID-19, Bộ Y tế Singapore (MOH) mới đây tuyên bố, từ 11h59p ngày 20/8, du khách từ 8 quốc gia bao gồm Australia, Áo, Canada, Đức, Italy, Na Uy, Hàn Quốc và Thụy Sĩ đã được tiêm chủng đầy đủ để chống lại COVID-19 sau khi đến nước này sẽ sớm có thể nộp đơn xin cách ly tại nơi ở, thay vì cách ly ở một cơ sở chuyên biệt.

Theo Bộ Y tế Singapore, một cá nhân đã trải qua thời gian 2 tuần kể từ khi tiêm đủ liều vaccine theo phác đồ của Pfizer-BioNTech/Comirnaty, Moderna, AstraZeneca, Sinovac-Coronavc, Sinopharm hoặc bất kỳ loại vaccine nào trong Danh sách Sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ được xem là đã tiêm chủng đầy đủ.

Đơn đăng ký sẽ được xem xét nếu khách du lịch sau khi tiêm chủng vẫn ở tại 8 quốc gia đã nêu trên, hoặc đến các nơi như Brunei, Macao, Hongkong, Trung Quốc đại lục, New Zealand và Đài Loan trong 21 ngày liên tiếp trước khi đến Singapore.

Sau khi nhập cảnh vào Singapore, họ vẫn phải ở riêng tại nơi cư trú hoặc nơi cách ly thích hợp, hoặc ở với người thân trong gia đình – những người cũng đã được tiêm chủng có cùng lịch sử đi lại và thời gian cách ly.

Cũng thuộc động thái dần hướng đến giai đoạn phục hồi nền kinh tế sau dịch, chính phủ Argentina ngày 6/8 cho biết sẽ nới lỏng hạn chế chống dịch khi tỷ lệ lây nhiễm và tử vong giảm xuống.

Giới chức Argentina thông tin, kế hoạch sẽ bao gồm tăng số người được tụ tập thành nhóm, mở cửa trở lại trường học và tăng số người được phép nhập cảnh vào đất nước lên thành 1.700 người/ngày, nhiều hơn so với mức 1.000 người hiện tại.

“Chúng ta càng tiêm chủng và chăm sóc bản thân nhiều hơn, chúng ta càng có thể duy trì tiến bộ và hướng tới những cánh cửa của sự phục hồi bền vững”, Tổng thổng Argentina Alberto Fernandez nhận định trong một thông điệp phát trên truyền hình.

Chính phủ Argentina đã thông báo về kế hoạch này sau 10 tuần liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm thấp hơn và 8 tuần ghi nhận số ca tử vong gây nên do dịch COVID-19 giảm dần.

Giai đoạn thứ hai của chương trình nới lỏng hạn chế của Argentina sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ lây nhiễm mới, có thể các cuộc họp trong không gian kín sẽ được tổ chức trở lại, cũng như cho phép người dân tham gia không giới hạn các sự kiện ở ngoài trời, cho phép triển khai các chuyến đi theo nhóm đối với những người đã được tiêm chủng đầy đủ và mở cửa trở lại biên giới để tiếp nhận những người nước ngoài đã được tiêm chủng. Các sự kiện thể thao ngoài trời cũng được xem xét mở lại. Đây được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với quốc gia cuồng bóng đá này. Tuy nhiên, Tổng thống Alberna Fernandez nhấn mạnh, điều này chỉ có thể thực hiện khi số ca nhiễm giảm.

Tính đến 8h53p ngày 7/8 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 202 triệu người nhiễm COVID-19, hơn 4,29 triệu người đã tử vong và gần 182 triệu bệnh nhân đã bình phục sau khi nhiễm bệnh. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới, với hơn 36,44 triệu bệnh nhân; Argentina ghi nhận tổng cộng hơn 5 triệu trường hợp, Singapore thấp hơn nhiều với chỉ hơn 65.600 người nhiễm COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA& Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Return to top