Thế giới

Năng lượng gió và mặt trời cao kỷ lục trong năm 2020

ClockThứ Năm, 13/08/2020 11:06
TTH.VN - Phân tích của tổ chức năng lượng Ember được công bố hôm qua cho thấy, năng lượng từ gió và mặt trời đã tạo ra kỷ lục 10% lượng điện toàn cầu trong nửa đầu năm 2020, khi các nhà máy điện đốt than trên thế giới chạy chưa đến một nửa công suất.

IEA: Chi tiêu vào đổi mới năng lượng cần tăng gấp 3 để đạt mục tiêu khí hậuCần đạt mức phát thải bằng 0 trong 25 năm để đạt mục tiêu cân bằng năng lượngADB: Đầu tư vào năng lượng sạch giúp châu Á – Thái Bình Dương phục hồi sau dịchViệt Nam có thể trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về điện gió ngoài khơi

Mặc dù nhu cầu điện giảm gần kỷ lục do đại dịch, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện vẫn tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: AFP/VOV

Mặc dù nhu cầu điện năng giảm gần kỷ lục do đại dịch, năng lượng tái tạo vẫn chiếm 1.129 terawatt giờ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2020, so với mức 992 terawatt giờ trong 6 tháng đầu năm 2019, đồng nghĩa với việc tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện vẫn tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, báo cáo chỉ rõ.

Nhìn chung, tỷ lệ điện năng lấy từ gió và mặt trời đã tăng hơn gấp đôi so với mức 4,6% của năm 2015 - năm đạt được thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Mặt khác, năng lượng điện từ than – loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất – đã giảm 8,3% trong nửa đầu năm 2020, bất chấp việc Trung Quốc đang tăng nhẹ thị phần trong các công ty điện than toàn cầu.

Dave Jones, nhà phân tích điện cao cấp tại Ember cho biết: “30% lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu là từ các nhà máy điện than, do đó, việc sản xuất nhiệt điện than cần phải nhanh chóng giảm thiểu và xoá sổ để hạn chế biến đổi khí hậu”.

Phân tích cũng cho thấy nhiều nền kinh tế lớn, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tạo ra ít nhất 10% điện năng từ gió và mặt trời. Trong khi đó, Anh và Liên minh Châu Âu dành được nhiều lời khen ngợi đặc biệt khi lần lượt có đến 21% và 33% năng lượng trong nước là từ năng lượng tái tạo.

Tiến trình không đủ nhanh

Theo Thỏa thuận khí hậu Paris, các quốc gia cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ xuống "dưới" 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, chủ yếu thông qua việc cắt giảm khí thải sâu rộng. Thỏa thuận cũng nhằm mục đích an toàn hơn khi giới hạn sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C.

Để đạt được mục tiêu này, Liên Hiệp Quốc cho biết lượng khí thải phải giảm 7,6% hàng năm trong thập kỷ này.

Ông Jones cho rằng, sự sụt giảm 30% lượng than trong năm nay có thể là do sự gia tăng nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời, phần còn lại có thể là do suy thoái kinh tế do COVID-19 gây ra. "Rõ ràng điều này là do đại dịch thay vì xu hướng dài hạn và thành thật mà nói, nó không đủ nhanh nếu mục tiêu của chúng ta là kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C", ông nói.

Một nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy nếu không có sự chuyển đổi nhanh chóng khỏi nhiên liệu hóa thạch, thì sự sụt giảm chưa từng có về khí thải trong đại dịch COVID-19 sẽ hầu như không có tác dụng gì trong việc làm chậm biến đổi khí hậu.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu nói rằng, việc sử dụng than cần giảm 13% mỗi năm trong thập kỷ này để duy trì mục tiêu kiềm chế nhiệt độ ở mức 1,5 độ C.

Theo báo cáo, đến nay Trung Quốc - quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới, chỉ giảm sản lượng than 2% trong năm nay, bất chấp sự suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top