Thế giới

Thủ tướng Đức Angela Merkel: “Covid-19 dịch chuyển sức mạnh kinh tế sang châu Á”

ClockThứ Tư, 02/12/2020 10:25
Nhận định trên được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra trong một hội nghị về kinh tế số tại thủ đô Berlin trong ngày 1/12. Theo bà Merkel, đại dịch Covid-19 đang kéo kinh tế Đức cũng như kinh tế châu Âu lại và tạo lực đẩy cho các nền kinh tế châu Á chiếm lợi thế ngày càng rõ hơn. Thủ tướng Đức đánh giá, điều này xuất phát từ việc các nước châu Á có ý thức kỷ luật tốt hơn và kiểm soát dịch tốt hơn so với châu Âu.

Vaccine Covid-19 của Moderna đạt hiệu quả 100% trong ngăn các ca bệnh chuyển nặngIndonesia: Hàng nghìn người dân phải sơ tán khi núi lửa phun tràoDịch bệnh COVID-19 ngày 1/12: Thế giới có hơn 63,5 triệu ca mắcĐưa gần 100 công dân Việt Nam tại Indonesia về nướcTham vấn Chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào lần thứ 7

Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: AP)

Bà Angela Merkel cho biết: “Đại dịch đang kéo châu Âu lùi lại và chúng ta sẽ thấy rõ châu Âu đứng ở vị trí nào, Trung Quốc ở vị trí nào và Hàn Quốc đứng ở đâu, khi các nước này đeo khẩu trang thường xuyên hơn châu Âu và cũng không có nhiều cuộc biểu tình chống phong tỏa như châu Âu. Các nước này hiện đã lấy lại đà phục hồi kinh tế. Do đó, châu Âu cần phải tự hỏi mình sẽ ra sao sau đại dịch này. Rõ ràng là sẽ có sự sắp xếp lại quyền lực của các khu vực trên thế giới”.

Nhận định của bà Angela Merkel được đưa ra trong bối cảnh từ hơn 1 tháng qua, châu Âu đang quay trở lại làm tâm điểm của đại dịch Covid-19, với việc làn sóng thứ hai khiến hầu hết các nước châu Âu hứng chịu hậu quả nặng nề, buộc phải tái phong tỏa.

Ngay như nước Đức, vốn được đánh giá rất cao trong giai đoạn đầu đại dịch, hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn làn sóng dịch Covid-19 thứ hai. Trong ngày 1/12, nước Đức vẫn có trên 13.000 ca nhiễm mới và gần 400 người thiệt mạng vì Covid-19, buộc chính quyền Đức kéo dài các biện pháp bán phong tỏa hiện nay đến ít nhất là 20/1.

Trước đó, bà Angela Merkel cảnh báo châu Âu có thể đối mặt với làn sóng dịch thứ ba vào đầu năm sau, khi các nước tạm gỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong dịp lễ cuối năm. Ngoài ra, Đức cùng một số nước châu Âu còn phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống phong tỏa ngày càng lớn và bạo lực hơn trong những tuần qua.

Trong khi đó, các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 từ nhiều tháng qua và khôi phục sản xuất với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Giới phân tích kinh tế cũng nhận định, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới vẫn giữ được tăng trưởng dương trong năm 2020, trong khi các nền kinh tế lớn tại châu Âu như Đức, Pháp, Anh đều sẽ tăng trưởng âm từ 7-10%.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top