Thế giới
Hội nghị WEF Davos năm 2024:

Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”

ClockThứ Năm, 18/01/2024 14:36
TTH.VN - Tạp chí Nikkei Asia ngày 18/1 cho hay, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sự kiện đang được tổ chức từ ngày 15 - 19/1 ở Davos của Thụy Sĩ, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đưa ra tầm nhìn biến các quốc gia Đông Nam Á thành một điểm đến duy nhất đối với khách du lịch, tìm cách thu hút sự quan tâm của quốc tế trong khu vực này.

WEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổnWEF: Kêu gọi tái xây dựng niềm tin trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm chạp

 Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin trong một bài phát biểu ở Bangkok. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trả lời câu hỏi thế giới có thể mong đợi điều gì ở khu vực Đông Nam Á trong 5 - 10 năm tới, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho rằng, đó là “ASEAN liền mạch”.

Ý tưởng này là để 10 quốc gia thành viên giữ được “lợi thế riêng” của mình, đồng thời tạo ra một khuôn khổ, nơi các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài có thể đi đến một quốc gia thành viên ASEAN và có thể tự do hoạt động và đi lại giữa các quốc gia thành viên khác, ông Srettha Thavisin cho biết trong một phiên họp về ASEAN. Một trong những ví dụ cụ thể hơn được Thủ tướng Thái Lan nêu ra là thỏa thuận du lịch “Bốn quốc gia - một điểm đến” với Việt Nam, Campuchia và Lào.

Theo Nikkei Asia, khái niệm này có phần giống với Hiệp ước Schengen của châu Âu, trong đó các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ được bãi bỏ và quyền tự do đi lại đối với tất cả các công dân được cấp phép tại những quốc gia ký kết.

Phát biểu với Nikkei Asia sau phiên họp nói trên, ông Srettha Thavisin cho rằng, 4 quốc gia đã gần đạt được thỏa thuận.

Được biết, kế hoạch ban đầu đã được tiết lộ tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản hồi tháng trước, trong Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản.

Cũng trong phiên họp này, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin lưu ý, trong khi chi phí lao động rẻ hơn đã thu hút các tập đoàn nước ngoài đến các quốc gia ASEAN, thì cần có những động lực khác liên quan. Những tiêu chí cần có là sự cạnh tranh về năng lượng sạch, trường học quốc tế chất lượng, thị trường vốn hiệu quả, không tham nhũng và dễ dàng kinh doanh.

Trong khi thừa nhận lao động giá rẻ là một “thực tế”, Thủ tướng Srettha Thavisin cho biết, ông đang đàm phán với các nhà lãnh đạo của khối khu vực này, để nâng mức lương tối thiểu, nhằm nâng cao các quyền lợi và sinh kế của người lao động. Đề xuất này cũng đối mặt với những thách thức, bao gồm mức độ phát triển khác nhau trong khối và sự cạnh tranh của họ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu

Trong báo cáo mới được công bố ngày hôm nay (12/6), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, tình trạng bất bình đẳng giới trên toàn thế giới đã giảm nhẹ trong năm qua, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước đây.

Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu
WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

Một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo, thiên tai gia tăng do khủng hoảng khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 12,5 tỷ USD và khiến 14,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các bên liên quan trên toàn cầu thực hiện hành động mang tính quyết định và chiến lược nhằm chống lại những dự báo này, cùng với đó là giảm thiểu tác động sức khỏe gây nên bởi biến đổi khí hậu.

WEF Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 17/1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với đại diện các ngân hàng và các quỹ đầu tư tài chính hàng đầu thế giới về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam
WEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn

Hơn một nửa số nhà kinh tế trưởng cho biết trong báo cáo triển vọng năm nay rằng nhiều khả năng, nền kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ suy yếu. Trong đó, cứ 10 người thì sẽ có 7 người cho biết tốc độ phân mảnh địa kinh tế sẽ tăng tốc.

WEF Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn
Return to top