Thế giới
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):

Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu

ClockThứ Tư, 12/06/2024 15:45
TTH.VN - Trong báo cáo mới được công bố ngày hôm nay (12/6), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, tình trạng bất bình đẳng giới trên toàn thế giới đã giảm nhẹ trong năm qua, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước đây.

Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớnWEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổnWEF: Kêu gọi tái xây dựng niềm tin trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm chạp

 Người lao động tham gia một hội chợ việc làm tại Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Qua đó, WEF hiện ước tính phải mất 134 năm, tương đương với 5 thế hệ, để thu hẹp khoảng cách giới trên toàn cầu, con số này tăng từ mức 131 năm trong năm 2023.

Tuy nhiên, tổ chức phi chính phủ này cho biết, chu kỳ bầu cử rộng rãi trong năm nay có thể thu hẹp khoảng cách đó, bằng cách tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.

“Chúng ta không thể đợi đến năm 2158 để đạt được sự bình đẳng: bây giờ là lúc để có các hành động mang tính quyết định”, bà Saadia Zahidi, Giám đốc Điều hành tại WEF nhận định trong một thông cáo báo chí.

Báo cáo Khoảng cách giới tính toàn cầu của WEF hiện đã bước sang năm thứ 18, là một chỉ số thường niên được thiết kế nhằm đo lường bình đẳng giới; trong đó đánh giá khoảng cách về giới trong 4 lĩnh vực, bao gồm: sự tham gia và cơ hội kinh tế; trình độ học vấn; sức khỏe và sự sống còn; và trao quyền chính trị.

Với khoảng một nửa dân số thế giới đủ điều kiện bỏ phiếu trong nhiều cuộc bầu cử diễn ra trong năm nay, lĩnh vực trao quyền chính trị được coi là một lĩnh vực có tiềm năng đáng kể.

Báo cáo của WEF cho rằng: “Với hơn 60 cuộc bầu cử quốc gia vào năm 2024, và số lượng dân số toàn cầu lớn nhất trong lịch sử sẽ đi bỏ phiếu, tỷ lệ đại diện của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và khoảng cách giới tổng thể có thể sẽ được cải thiện”.

Châu Âu tiếp tục dẫn đầu về bình đẳng giới

Khoảng cách giới toàn cầu hiện ở mức 68,5%, cải thiện 0,1 điểm phần trăm so với năm ngoái, chủ yếu do mức tăng khiêm tốn trong lĩnh vực sự tham gia và cơ hội kinh tế.

Bà Saadia Zahidi cho biết thêm: “Mặc dù có một số điểm sáng, nhưng những thành tựu chậm và tăng dần được nêu bật trong Báo cáo Khoảng cách giới tính toàn cầu năm nay nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một cam kết đổi mới toàn cầu, nhằm đạt được sự bình đẳng giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị”.

Đáng chú ý, Iceland được xếp hạng là quốc gia bình đẳng giới nhất thế giới trong 15 năm liên tiếp, và là quốc gia duy nhất đã thu hẹp 93,5% khoảng cách giới.

Tiếp theo trong top 10 là Phần Lan, Na Uy, New Zealand, Thụy Điển, Nicaragua, Đức, Namibia, Ireland và Tây Ban Nha. Mặc dù chưa có quốc gia nào đạt được bình đẳng giới hoàn toàn, nhưng 10 quốc gia xếp hạng hàng đầu này đã thu hẹp ít nhất 80% khoảng cách giới.

Châu Âu tiếp tục dẫn đầu ở cấp độ khu vực, với tỷ lệ bình đẳng giới đạt mức 75%, cao hơn một chút so với khu vực Bắc Mỹ, nơi 74,8% khoảng cách giới đã được thu hẹp.

Châu Mỹ Latinh, xếp ở vị trí thứ 3 với số điểm 74,2%, là khu vực có sự cải thiện lớn nhất so với bất kỳ khu vực nào khác kể từ khi chỉ số này được thực hiện.

Trong khi đó, Đông Á và Thái Bình Dương có số điểm là 69,2%, cao hơn một chút so với khu vực Trung Á (69,1%), châu Phi cận Sahara (68,4%) và khu vực Nam Á (63,7%). Ngoài ra, khu vực Trung Đông và Bắc Phi xếp cuối cùng với số điểm là 61,7%.

LÊ THẢO (Lược dịch từ CNBC & Weforum)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

Một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo, thiên tai gia tăng do khủng hoảng khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 12,5 tỷ USD và khiến 14,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các bên liên quan trên toàn cầu thực hiện hành động mang tính quyết định và chiến lược nhằm chống lại những dự báo này, cùng với đó là giảm thiểu tác động sức khỏe gây nên bởi biến đổi khí hậu.

WEF Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050
Hội nghị WEF Davos năm 2024:
Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”

Tạp chí Nikkei Asia ngày 18/1 cho hay, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sự kiện đang được tổ chức từ ngày 15 - 19/1 ở Davos của Thụy Sĩ, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đưa ra tầm nhìn biến các quốc gia Đông Nam Á thành một điểm đến duy nhất đối với khách du lịch, tìm cách thu hút sự quan tâm của quốc tế trong khu vực này.

Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 17/1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với đại diện các ngân hàng và các quỹ đầu tư tài chính hàng đầu thế giới về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam
WEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn

Hơn một nửa số nhà kinh tế trưởng cho biết trong báo cáo triển vọng năm nay rằng nhiều khả năng, nền kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ suy yếu. Trong đó, cứ 10 người thì sẽ có 7 người cho biết tốc độ phân mảnh địa kinh tế sẽ tăng tốc.

WEF Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn
Return to top