Thế giới

Tòa án Phúc thẩm Liên bang Mỹ bác bỏ đơn kháng cáo sử dụng lao động trẻ em của 5 "gã khổng lồ" công nghệ

ClockThứ Tư, 06/03/2024 16:55
TTH.VN - Vào thứ Ba vừa qua, Tòa án Phúc thẩm Liên bang Mỹ đã quyết định không xử lý 5 hãng công nghệ lớn, gồm Google (thuộc Alphabet), Apple, Dell Technologies, Microsoft và Tesla, liên quan đến cáo buộc hỗ trợ lao động trẻ em ở các mỏ coban tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi187 quốc gia phê chuẩn Công ước về xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhấtLiên Hiệp quốc: Nguy cơ lao động trẻ em gia tăng từ đại dịchLao động trẻ em trong ngành nông nghiệp là mối lo của toàn cầu

 Ước tính trên toàn cầu có 160 triệu lao động trẻ em. Ảnh: TTXVN

Phán quyết này của Tòa án Phúc thẩm Quận Columbia khẳng định việc mua coban - thành phần quan trọng trong pin lithium-ion dùng trong nhiều thiết bị điện tử mà các hãng này sử dụng - không đồng nghĩa với việc tham gia vào hoạt động lao động cưỡng bức.

Nguyên đơn, gồm các trẻ em từng làm thợ mỏ và đại diện của họ, đã cáo buộc các công ty này cố ý phớt lờ việc sử dụng lao động trẻ em, bị thúc đẩy bởi tình trạng đói nghèo và túng thiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu coban ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, tòa án cho rằng không có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh mối liên hệ trực tiếp giữa các công ty này và việc sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng.

Luật sư của bên nguyên đơn, Terry Collingsworth, bày tỏ sự thất vọng và cho biết có thể sẽ tiếp tục kháng cáo hoặc đệ đơn khởi kiện mới. Ông chỉ trích rằng quyết định này khiến các công ty có thể tránh được trách nhiệm giải trình về chuỗi cung ứng, mặc dù họ tuyên bố chống lại nạn lao động trẻ em.

Trong khi Dell khẳng định cam kết không sử dụng sản phẩm từ lao động trẻ em và bảo vệ quyền lợi con người, Google, Apple, Microsoft và Tesla chưa đưa ra bình luận nào về phán quyết trên.

THẾ VĨNH (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top