Thế giới

Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới

ClockThứ Năm, 21/01/2021 15:53
TTH - Ngày 20/1, ông Joe Biden chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Có thể nói, những thách thức mà ông Biden phải đối mặt lớn hơn nhiều so với năm 2017 khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức.

Ngay ngày đầu tiên, ông Biden nhắm vào các chính sách về khí hậu, đại dịchLãnh đạo thế giới cam kết hợp tác với tân Tổng thống Mỹ Joe Biden

Ngày 20/1/2021, ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Ảnh minh họa: Getty mages/Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Giải quyết vấn đề của Mỹ

Chiến đấu với COVID-19 sẽ là ưu tiên của ông Joe Biden sau khi ông lên nắm quyền. Vấn đề này dường như chiếm đa số chương trình nghị sự trong thời gian đầu nắm quyền của ông. Trong chiến dịch tranh cử, ông Joe Biden đã thúc đẩy các sáng kiến chính sách của mình, bao gồm thúc đẩy phát triển khoa học, bổ nhiệm các chuyên gia chăm sóc sức khỏe vào ban cố vấn của mình, đẩy mạnh xét nghiệm COVID-19 và yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang, cũng như tiêm phòng vaccine.

Tuy nhiên, do hệ thống liên bang của Mỹ, nơi mỗi tiểu bang đều có quyền hạn riêng, cộng thêm cuộc chiến của lưỡng đảng đang ngày càng khốc liệt, khiến cuộc chiến chống lại đại dịch bị chính trị hóa. Điều này không mấy lạc quan để ông Joe Biden có thể thực hiện hiệu quả các kế hoạch chống dịch của mình, bao gồm cả việc tiêm chủng quy mô lớn.

Cần phải nhận định rõ rằng, cuộc chiến chính trị giữa các nhóm lợi ích khác nhau ở Mỹ sẽ tác động khá lớn đến hiệu quả của các chính sách cho nhiều vấn đề trong nước của ông Joe Biden. Các tranh chấp gay gắt về bản luận tội ông Donald Trump sẽ ngày càng làm gia tăng đấu đá chính trị, gây nguy hiểm cho sự đồng thuận.

Lúc này, ngoại giao là một phần mở rộng của công việc nội bộ. Khi ông Joe Biden đối mặt với nhiều thách thức trong nước, ông cũng sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ quan trọng để ngăn chặn hình ảnh toàn cầu của Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2022, ông Joe Biden có thể sẽ tiếp tục tập trung vào những vấn đề riêng của Mỹ.

Triển khai chính sách ngoại giao, thương mại với các quốc gia và khu vực

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa chính quyền của ông Joe Biden không có tham vọng về chính sách đối ngoại. Điều chỉnh chính sách ngoại giao “nước Mỹ trên hết” của ông Donald Trump được xem là một nhiệm vụ cấp bách. Trong 2 năm tới, chính quyền ông Joe Biden sẽ từng bước sửa đổi các chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm phục hồi hình ảnh nước Mỹ như “ngọn hải đăng của nền dân chủ”. Ngoài ra, cũng hướng đến định hình lại mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh của nước này và tái định vị các nguồn lực chiến lược của Mỹ trên toàn cầu.

Giới chuyên gia nhận định, có thể hình dung được rằng nếu ông Joe Biden đạt được ít thành quả trong 2 năm đầu và vẫn tiếp tục đối mặt với những vấp váp và thách thức trên con đường thúc đẩy các chính sách đối nội, việc thể hiện lập trường cứng rắn đối với bên ngoài sẽ trở thành ưu tiên của ông. Khi đó, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hay thậm chí cụ thể hơn là Trung Quốc sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách chính trị của ông Biden.

Trước những hành động cứng rắn và mạnh mẽ của ông Donald Trump với Trung Quốc và khi tình hình hai cường quốc vẫn đang căng thẳng, sau khi nhậm chức, ông Biden sẽ phải xử lý mối quan hệ để lại từ đời ông Donald Trump và ông Barack Obama một cách cân bằng.

Ngoài chính sách đối ngoại, điều ông Joe Biden cần lúc này là một chính sách tái cân bằng mới ở châu Á để thiết lập một chính sách thương mại đa phương ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn hơn, cho phép triển khai các tiêu chuẩn, quy định về kinh doanh dựa trên quy tắc.

“Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các quốc gia và đồng minh để thúc đẩy sự thịnh vượng chung, cũng như tăng cường an ninh và thúc đẩy các giá trị của chúng tôi ở châu Á – Thái Bình Dương”, ông Joe Biden cho biết trong một bài phát biểu đưa ra hồi tháng 10/2020.

“Tổng thống Biden sẽ cùng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bàn luận, hợp tác giải quyết các vấn đề quan trọng về lợi ích chung”, Ngoại trưởng Mỹ tương lai Antony Blinken cho biết.

Trong một thông tin có liên quan, lễ nhậm chức của tổng thống đắc cử Joe Biden được nhận định sẽ mở ra con đường tốt hơn cho Mỹ. Nó cũng có thể báo hiệu cho một cơ hội duy nhất để thúc đẩy nền dân chủ tự do trên toàn thế giới. Trong đó, chính quyền sắp tới do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kalama Harris lãnh đạo có cơ hội để thực hiện một chính sách nhất quán và đáng tin cậy trong những năm tới.

HẠNH NHI

(Tổng hợp và lược dịch từ Khmer Times, The Business Times & Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết

Trong bất kỳ cuộc bầu cử người đứng đầu nào, kể cả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, bất kỳ ứng cử viên nào được tuyên bố là người chiến thắng đều phải thực hiện cam kết của mình để giải quyết 5 lĩnh vực ảnh hưởng đến phúc lợi và tương lai của nền kinh tế.

Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Một số điều nên biết

Ngày 5/11/2024, sẽ diễn ra cuộc bầu cử để bầu lên vị Tổng thống thứ 47 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và truyền thông, báo chí thế giới.

Bầu cử Tổng thống Mỹ Một số điều nên biết
Return to top