Thế giới

Ngay ngày đầu tiên, ông Biden nhắm vào các chính sách về khí hậu, đại dịch

ClockThứ Năm, 21/01/2021 15:08
TTH.VN - Tổng thống Joe Biden đang nhanh chóng xử lý di sản của ông Donald Trump trong ngày đầu tiên ông nắm quyền qua việc ký một loạt các sắc lệnh điều hành đảo ngược các chính sách về nhập cư, biến đổi khí hậu, bình đẳng chủng tộc và xử lý đại dịch COVID-19.

Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46Mục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được

Tân Tổng thống Mỹ Joseph Biden ký một loạt sắc lệnh hành pháp đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump. Ảnh minh họa: TTXVN

Tân Tổng thống đã ký các sắc lệnh hành pháp chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol, nhanh chóng thể hiện chương trình nghị sự của mình. Cụ thể, ông Biden đã ra lệnh dừng việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ-Mexico, chấm dứt lệnh cấm nhập cảnh từ một số quốc gia đạo Hồi, tuyên bố ý định tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới và thu hồi quyết định phê duyệt đường ống dẫn dầu Keystone XL.

15 sắc lệnh hành pháp và 2 chỉ thị là nỗ lực để lật lại các chính sách liên bang trong 4 năm qua với tốc độ chóng mặt. Chỉ có 2 tổng thống Mỹ gần đây đã ký các sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên nắm quyền - và mỗi người chỉ ký một sắc lệnh duy nhất. Nhưng ông Biden - người phải đối mặt với đại dịch COVID-19, một nền kinh tế bị tổn thương và một xã hội thiếu đoàn kết – mong muốn thể hiện sự cấp bách và năng lực mà ông cho rằng đã thiếu dưới thời người tiền nhiệm đến từ Đảng Cộng hòa.

“Không có lúc nào hơn để bắt đầu như hôm nay,” ông Biden đưa ra những bình luận đầu tiên trước các phóng viên với tư cách là tân Tổng thống.

Ông Biden đeo khẩu trang trong khi ký các mệnh lệnh trong Phòng Bầu dục - một sự khác biệt rõ rệt so với ông Trump, người hiếm khi đeo khẩu trang ở nơi công cộng và không bao giờ làm như vậy trong các sự kiện ở Phòng Bầu dục. Trong số các sắc lệnh hành pháp được ký hôm thứ Tư, có một văn bản yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tại các tài sản liên bang. Sắc lệnh của ông Biden cũng gia hạn lệnh cấm trục xuất liên bang để hỗ trợ những người đang vật lộn trong thảm họa kinh tế của đại dịch, thành lập một văn phòng liên bang mới để điều phối các phản ứng quốc gia đối với đại dịch và phục hồi văn phòng phụ trách về an ninh y tế toàn cầu và quốc phòng của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, một văn phòng mà người tiền nhiệm của ông đã giải thể.

Các hành động phản ánh ưu tiên chính sách hàng đầu của tổng thống mới - xử lý đại dịch đang suy yếu nước Mỹ. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông Biden đã dừng lại để làm điều mà ông gọi là hành động đầu tiên của mình với tư cách là tổng thống - khoảnh khắc mặc niệm các nạn nhân của cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng tồi tệ nhất của nước này trong hơn một thế kỷ qua.

Ông Biden tuyên bố rằng ông sẽ “tiến về phía trước với tốc độ và sự khẩn trương” trong những tuần tới. “Vì chúng ta còn nhiều việc phải làm trong mùa đông đầy nguy hiểm và nhiều biến cố này - nhiều thứ để sửa chữa, nhiều thứ để khôi phục, nhiều thứ để hàn gắn, nhiều thứ để xây dựng và nhiều thứ để đạt được,” ông nói trong bài phát biểu nhậm chức.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top