Thế giới

Trao Giải thưởng Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng năm 2022

ClockThứ Bảy, 27/08/2022 09:01
Tối 26/8, tại Quảng Bình, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng năm 2022.

Việt Nam là đối tác và người bạn lớn của Singapore trong ASEANMỹ cam kết giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEANThái Lan, Malaysia lên kế hoạch cho tuyến đường sắt kết nối 4 nước ASEAN và Trung QuốcIndonesia - Việt Nam: Mối quan hệ đích thực vì phát triểnỦy ban ASEAN tại Washington DC tổ chức Ngày gia đình ASEAN

Đại diện đoàn thanh niên tình nguyện Singapore. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)

Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng và Giải thưởng Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng năm 2022.

Các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch hoạt động Thanh niên ASEAN giai đoạn 2021-2025; sáng kiến về thúc đẩy các hoạt động thanh niên tình nguyện trong ASEAN; triển khai các nội dung trong khuôn khổ Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2022 của Trung ương Đoàn; thiết thực kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy bày tỏ tri ân các tổ chức, cá nhân, các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện ASEAN mở rộng đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng tiên phong, tình nguyện, nỗ lực hết mình cho các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng; là những người đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hòa bình và phát triển tại từng quốc gia cũng như trong khu vực ASEAN mở rộng.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết Trung ương Đoàn, các cơ quan phụ trách công tác thanh niên của các nước ASEAN mở rộng sẽ quan tâm, nghiên cứu các đề xuất, sáng kiến của các bạn, hỗ trợ để các đề xuất, sáng kiến đó trở thành hiện thực.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh: "Các bạn, với tư cách là những nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai của đất nước và khu vực, sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ASEAN, giúp ASEAN hình thành một khối thống nhất, thịnh vượng, đúng như khẩu hiệu chung: “Một tầm nhìn, một tương lai, một cộng đồng”…"

Giải thưởng Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng năm 2022 là giải thưởng nhằm tôn vinh, động viên, cổ vũ và nhân rộng các điển hình tiêu biểu có những cống hiến và đóng góp xuất sắc trong công tác tình nguyện vì cộng đồng tại nước sở tại và/hoặc khu vực ASEAN+; góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của khu vực ASEAN + trong giai đoạn 2016-2021, được các tổ chức, cơ quan và người dân ghi nhận và tôn vinh. Mỗi quốc gia sẽ tự đề cử tối đa 01 cá nhân và 01 tổ chức nhận giải thưởng.

Năm 2022, sau quá trình tuyển chọn và đề cử đến từ các nước ASEAN mở rộng, Ban Tổ chức quyết định trao 10 cá nhân và 11 tổ chức. Trong đó, bên cạnh 10 nước thành viên ASEAN còn có thêm các giải thưởng dành cho cá nhân, tổ chức đến từ Nhật Bản và Trung Quốc.

Các cá nhân đoạt giải thưởng gồm:
Anh Haji Abdul Mateen Bolkini, nhà sáng lập Tổ chức Tangbang.BN, Brunei;
Chị Ung Khemara Bormeychan, sinh viên Trường Kinh doanh CamEd/IFL, Vương quốc Campuchia;
Anh Xaimongkhoun CHANTAPASURTH, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và giáo dục trẻ em, Lào;
Anh Mohd Ariff bin Samson, Trợ lý Giám đốc Viện I-LEAD, Malaysia; Anh Zwe Yan Naing, Chủ tịch Tổ chức Golden Thamine, Myanmar; Anh John Mauro Q.Manuel, Nhà sáng lập tổ chức I-Saved, Phillippines; Anh Hoe Teck Chye, David, Nhà Sáng lập Tổ chức Tôi Tài năng (IAT), Singapore; Chị SHIMABUKURO Miyu, Nhà điều hành Tổ chức Okinawa VONS LEOCLUB, Nhật Bản;
Anh Hoàng Hoa Trung, Chủ nhiệm Nhóm Tình nguyện Niềm tin, Khởi xướng và điều hành dự án Nuôi em, Việt Nam;
Anh Hu Jianfeng, Giám đốc Tổ chức Tình nguyện trẻ Trung Quốc.

Các tổ chức đoạt giải thưởng gồm:
Dự án Big BWN, Brunei;
Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia;
Quỹ Diễn đàn Thanh niên Pasuruan, Indonesia;
Hiệp hội các tổ chức thanh niên Malaysia;
Tổ chức Trái tim cao cả (Noble Heart), Myanmar;
Tổ chức Nhân đạo Sierra Falcones, The Phillippines;
Hiệp hội Thanh niên Singapore (Youth Corps Singapore), Singapore;
Tổ chức Tuổi trẻ tiến bước (Youth for next step), Thái Lan;
Tổ chức Phi chính phủ NPO fukuribi, Nhật Bản;
Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Việt Nam;
Nhóm dạy học tình nguyện sau Đại học, Đại học Khoa học và Công nghệ Quảng Châu, Trung Quốc.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top