Thế giới

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn “rất không chắc chắn”

ClockThứ Năm, 14/12/2023 06:35
TTH - Theo Diễn dàn Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thương mại toàn cầu trong năm nay sẽ giảm 5% so với mức kỷ lục của năm 2022, đồng thời dự báo triển vọng bấp bênh cho năm 2024.

Thương mại hàng hóa toàn cầu phục hồi nhờ nhu cầu ô tôASEAN và châu Phi: Xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn thông qua thương mại và đầu tưASEAN với các biện pháp thương mại ứng phó thời đại dịch

 Thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục đối mặt nhiều thách thức trong năm 2024. Ảnh minh họa: VIR

Cụ thể, trong báo cáo Cập nhật Thương mại Toàn cầu mới nhất, UNCTAD ước tính kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2023 đạt xấp xỉ 30.700 tỷ USD, giảm khoảng 1.500 tỷ USD so với năm 2022.

“Thương mại toàn cầu đã trải qua sự suy giảm trong suốt năm 2023, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nhu cầu suy giảm ở các nước phát triển, hoạt động kém hiệu quả ở các nền kinh tế Đông Á, biến động giá hàng hóa và chuỗi cung ứng... Những yếu tố này cùng nhau góp phần tạo nên sự thu hẹp đáng kể trong hoạt động thương mại hàng hóa”, UNCTAD cho biết.

Với tình hình đó, UNCTAD dự báo triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn “rất không chắc chắn và nhìn chung là bi quan”, đề cập đến các yếu tố gây ảnh hưởng như căng thẳng địa chính trị đang diễn ra, nợ leo thang và tình trạng bất ổn kinh tế lan rộng.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những tín hiệu tích cực trong thương mại toàn cầu năm 2023, bao gồm khối lượng thương mại tăng nhẹ, cho thấy nhu cầu nhập khẩu toàn cầu ổn định và thương mại dịch vụ tăng 500 tỷ USD – tức tăng 7% trong năm 2023 một phần nhờ vào sự phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, một số nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là Mexico và các nước Đông Á, đã có cơ hội hội nhập tốt hơn vào các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về địa chính trị.

Thực tế, báo cáo cho thấy rõ các mô hình thương mại toàn cầu đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi địa chính trị, từ đó các quốc gia thể hiện sự ưu tiên đối với các đối tác thương mại có quan điểm chính trị tương đồng, một xu hướng được gọi là “friend-shoring” - tức chuyển sản xuất đến những quốc gia bằng hữu. Xu hướng này đang trở nên rõ ràng hơn kể từ cuối năm 2022.

Bức tranh hỗn hợp

Bản Cập nhật Thương mại Toàn cầu mới nhất của UNCTAD cũng thể hiện một bức tranh hỗn hợp giữa các lĩnh vực kinh tế trong năm 2023, khi các lĩnh vực thiết bị văn phòng và truyền thông ghi nhận sự sụt giảm đến 17%, dệt may giảm 13% và may mặc giảm 11%. Ngược lại, các lĩnh vực như phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị vận tải có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 13% và 25%, mặc dù xu hướng tích cực trong các lĩnh vực này đã giảm nhẹ trong quý III/2023.

Hướng tới năm 2024, lĩnh vực hàng hóa tiếp tục phải đối mặt với tình trạng bất ổn do xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị dai dẳng. Nhu cầu ngày càng tăng để đảm bảo các khoáng sản quan trọng, quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng, dự kiến sẽ làm tăng thêm sự biến động ở các thị trường này.

Trong một thông cáo báo chí gần đây, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Mathias Cormann cũng cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng thấp và lạm phát tăng cao, với sự suy giảm nhẹ trong năm tới, chủ yếu là do chính sách tiền tệ thắt chặt.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ AP News & Business Insider)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
UNCTAD kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nước thu nhập trung bình

Phát biểu tại hội nghị cấp cao vừa được tổ chức ở Maroc, Phó Tổng thư ký Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) Pedro Manuel Moreno cho biết, các nước thu nhập trung bình đang phải vật lộn với những thách thức nghiêm trọng và thiếu sự hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là trong việc tiếp cận tài chính.

UNCTAD kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nước thu nhập trung bình
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNCTAD cho biết, xung đột ở Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế và vùng lãnh thổ này sẽ cần đến hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi
Return to top