Thế giới

Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức

ClockThứ Năm, 12/01/2023 14:35
TTH.VN - Ngày 11/1, Diễn đàn Tài chính châu Á (AFF) 2023 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong ngày đầu tiên tham dự diễn đàn, các chuyên gia kinh tế và ngân hàng cấp cao cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay -vốn dễ bị “sốc” hơn, nhưng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến những tín hiệu khả quan từ quý II tới.

Triển vọng tăng trưởng toàn cầu 2023: Lạm phát đạt đỉnh, triển vọng chậm lạiTăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4% trong năm 2023Việt Nam là điểm sáng trong triển vọng kinh tế khu vực còn ảm đạmIMF: Triển vọng nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại được xem là tín hiệu tích cực cho triển vọng kinh tế toàn cầu. Ảnh: AP/NLD

Theo các đại biểu tại diễn đàn AFF, Mỹ và khu vực đồng euro nói riêng đang đứng trước nguy cơ suy thoái trong nửa đầu năm 2023, mặc dù Mỹ có thể sẽ trải qua một cuộc suy thoái nhẹ hơn so với châu Âu.

Ông Jose Vinals, chủ tịch nhóm ngân hàng Standard Chartered cho rằng điều này là do nhiều tác nhân tiêu cực từ năm ngoái vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên theo ông, nửa cuối năm sẽ rất khác - được hỗ trợ rất nhiều bởi việc mở cửa lại của Trung Quốc, và “điều này sẽ có tác động tích cực ngay từ quý II/2023”. Đại diện ngân hàng này lạc quan rằng việc mở cửa trở lại của Trung Quốc có thể cũng sẽ đóng góp vào tăng trưởng của châu Á, từ đó một lần nữa trở thành “khu vực đóng góp hàng đầu” cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đồng quan điểm về việc tình hình toàn cầu sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nay, nhưng ông Mark Tucker, chủ tịch tập đoàn HSBC Holdings, cũng cảnh báo về những rủi ro có thể kéo dài lạm phát.

Ông nói: “Lịch sử cho thấy ở những nơi lạm phát đã giảm, chúng ta có thể phải chứng kiến một cuộc suy thoái sâu hơn do lãi suất cao hơn gây ra. Đồng thời, cũng tồn tại rủi ro khi lãi suất đạt đỉnh quá thấp hoặc quá sớm, và do đó lạm phát sẽ tồn tại lâu hơn”. Ông Tucker cho biết thêm rằng đây là một “thách thức chính sách cơ bản” trên toàn thế giới.

Trong một phiên họp trước đó, Tiến sĩ He Dong, Phó giám đốc phụ trách thị trường tiền tệ và vốn tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã mô tả năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với chính sách tiền tệ.

Đề cập đến “những cơn gió ngược” đáng kể đã phủ bóng đen lên các dự báo của IMF, bao gồm xung đột Ukraine và việc thắt chặt tiền tệ đồng bộ, Tiến sĩ He cho rằng thế giới hiện “dễ bị sốc hơn”.

Ông nói: “Thảm họa khí hậu, căng thẳng nợ nần, căng thẳng địa chính trị và sự chia cắt liên tục có thể gây ra nhiều cú sốc hơn…”.

Theo nhận định của cựu Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, những vấn đề này nảy sinh do “chủ nghĩa đa phương không hoạt động”, ví dụ như cuộc xung đột Ukraine không chỉ ảnh hướng đến nước này mà còn liên quan đến cộng đồng quốc tế, gây ra bất ổn chính trị, gián đoạn nguồn cung năng lượng, khủng hoảng tài chính và lạm phát. Do đó, “chúng ta thực sự cần bình thường hóa các hệ thống và cấu trúc đa phương”, cựu Tổng thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh.

Tương tự, việc thiếu ý chí và sự hỗ trợ chính trị đang cản trở các nỗ lực chống khủng hoảng khí hậu, khi các quốc gia phát triển đã không làm nhiều hơn để đền bù cho các nước đang phát triển.

Thực tế, các nước phát triển đã không đưa ra con số đóng góp cụ thể cho quỹ tổn thất và thiệt hại đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP27 năm ngoái. Điều này phản ánh sự thiếu cam kết đối với một thỏa thuận năm 2009 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhằm cung cấp 100 tỷ USD hàng năm cho các nước đang phát triển nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Tố Quyên (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top