Thế giới

Trung Quốc tặng thưởng tiền mặt cho các cặp vợ chồng kết hôn sớm

ClockThứ Tư, 30/08/2023 13:51
TTH.VN - Quân Trường Sơn, thành phố Cù Châu, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc hiện đang “treo thưởng” trị giá 1.000 NDT với các cặp đôi tiến đến hôn nhân mà cô dâu từ 25 tuổi trở xuống.

Thái Lan: Tỷ lệ sinh thấp, nhiều trường đại học khó tuyển sinh Tỷ lệ sinh giảm - Vấn đề vô cùng nghiêm trọng đang xảy ra ở Hàn QuốcTrung Quốc đề xuất miễn phí giáo dục đại học để thúc đẩy tỷ lệ sinhNhật Bản lo ngại khi tỷ lệ sinh tiếp tục giảm mạnh năm thứ 7 liên tiếpDu khách Hàn Quốc được kỳ vọng đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực phục hồi du lịch Việt Nam

Tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh của Trung Quốc thấp kỷ lục. Ảnh minh hoạ: Getty/Báo Tin tức 

Thông báo được công bố trên tài khoản WeChat chính thức của quận Trường Sơn cho biết phần thưởng nhằm thúc đẩy “kết hôn và sinh học phù hợp với lứa tuổi” cho những người kết hôn lần đầu tiên. Bên cạnh đó cũng bao gồm một loạt các khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em, trợ cấp sinh sản và giáo dục cho các cặp vợ chồng có con.

Được biết, Trung Quốc đang rất lo ngại về đợt sụt giảm dân số đầu tiên sau 6 thập kỷ và dân số già đi nhanh chóng. Điều này khiến chính quyền đang phải khẩn trương thử nghiệm một loạt các biện pháp nhằm nâng tỷ lệ sinh, trong đó có khuyến khích tài chính và cải thiện cơ sở chăm sóc trẻ em.

Tại Trung Quốc, giới hạn độ tuổi kết hôn hợp pháp là 22 đối với nam và 20 đối với nữ. Song số lượng các cặp đôi kết hôn đang giảm, khiến tỷ lệ sinh giảm đi trông thấy. Các chính sách chính thức cũng khiến phụ nữ độc thân khó sinh con hơn.

Tỷ lệ kết hôn của nước này ghi nhận đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2022, ở mức 6,8 triệu, thấp nhất kể từ năm 1986, theo dữ liệu công bố của chính phủ. Thậm chí so với năm 2021, năm 2022 còn có ít hơn 800.000 cặp kết hôn.

Truyền thông nhà nước đưa tin, tỷ lệ sinh của Trung Quốc, vốn đã thuộc hàng thấp nhất thế giới, được ước tính đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 1,09 vào năm 2022.

Chi phí chăm sóc con cái cao và việc phải dừng sự nghiệp giữa chừng được xem là những lý do khiến nhiều phụ nữ không muốn sinh con hoặc không muốn sinh thêm con. Phân biệt giới tính và định kiến truyền thống về phụ nữ chăm sóc con cái hiện vẫn còn phổ biến khắp cả Trung Quốc.

Niềm tin tiêu dùng thấp và mối lo ngại ngày càng tăng về sức khoẻ nền kinh tế Trung Quốc cũng là những yếu tố chính khiến giới trẻ Trung Quốc cho rằng có ảnh hưởng đến việc họ không muốn kết hôn và sinh con.

Đan Lê (Lược dịch từ The Straistimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top