Thế giới

Tuần lễ Người tị nạn Hy Lạp 2024 tôn vinh những đóng góp về văn hóa của người tị nạn

ClockThứ Bảy, 22/06/2024 18:36
TTH - Được tổ chức cùng thời điểm với Tuần lễ Người tị nạn toàn cầu (17/6 – 23/6) và Ngày Tị nạn Thế giới (20/6), Tuần lễ Người tị nạn Hy Lạp năm nay tập trung vào vấn đề di cư cưỡng bức thông qua một liên hoan phim, các hội thảo và triển lãm kéo dài trong một tuần.

Diễn đàn Người tị nạn Toàn cầu kết thúc với nhiều cam kết hỗ trợ người tị nạnNhật Bản cam kết 3 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho người tị nạnHơn 114 triệu người trên thế giới phải di dời vì xung đột và bạo lực

Hy Lạp được xem như bến đỗ đầu tiên của nhiều người di cư hy vọng đến được châu Âu. Ảnh: AFP/TTXVN 

Giữa những báo cáo về tình trạng đối xử tệ với những người tị nạn và người xin tị nạn, Tuần lễ Người tị nạn Hy Lạp 2024 không chỉ nhằm mục đích giáo dục công chúng Hy Lạp mà còn để “tôn vinh sự đóng góp, tính sáng tạo và tính xác thực” của những người buộc phải di cư.

Dina Ntziora, đại diện ban tổ chức Tuần lễ Người tị nạn Hy Lạp cho biết “Hy Lạp giữ một vị trí quan trọng như một cửa ngõ vào châu Âu đối với nhiều cá nhân phải di dời, khiến nước này trở thành điểm trung tâm trong trải nghiệm của người tị nạn và người di cư… Việc tổ chức Tuần lễ Người tị nạn ở Hy Lạp đặc biệt quan trọng vì nó nêu bật vai trò độc đáo của quốc gia này trong câu chuyện đang diễn ra và cơ cấu văn hóa đa dạng ở Hy Lạp”.

Tố Quyên

(Lược dịch từ The Guardian, APNews & Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top