Thế giới

Hơn 114 triệu người trên thế giới phải di dời vì xung đột và bạo lực

ClockThứ Sáu, 27/10/2023 11:35
TTH - Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho biết, đến cuối tháng 9 vừa qua, hơn 114 triệu người trên toàn thế giới đã buộc phải rời bỏ gia đình do xung đột, đàn áp và vi phạm nhân quyền.

Citigroup: Châu Á là điểm sáng cho tăng trưởng kinh tếLHQ: Gần 700 triệu người đang sống với mức thu nhập dưới 2,15 USD/ngàyĐông Nam Á: Sức khỏe tâm thần là vấn đề của 1/7 dân số

Hàng trăm triệu người phải rời bỏ gia đình, quê hương vì bạo lực và xung đột. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

Trong đó, xung đột ở Ukraine và xung đột ở Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Myanmar, cộng thêm hạn hán, lũ lụt và bất ổn ở Somalia, cũng như khủng hoảng nhân đạo kéo dài ở Afghanistan là những nguyên nhân chính gây nên con số đáng báo động.

Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn Filippo Grandi bày tỏ mối quan ngại của mình, qua đó chia sẻ rằng “trên toàn cầu đang có quá nhiều xung đột đang gia tăng hoặc leo thang, hủy hoại cuộc sống của nhiều người vô tội và khiến người dân phải rời bỏ quê hương”.

Việc cộng đồng quốc tế không có khả năng giải quyết xung đột hoặc ngăn chặn những xung đột mới đang dẫn đến tình trạng người dân di dời khẩn cấp và đau khổ. Do đó, các nước phải nhìn sâu vào bên trong, hành động cùng nhau để chấm dứt xung đột và cho phép người tị nạn, cũng như những người phải di tản khác trở về nhà hoặc bắt đầu lại cuộc sống của họ.

Tính đến tháng 6/2023, số người buộc phải di dời trên toàn thế giới chạm mốc 110 triệu người, đánh dấu mức tăng 1,6 triệu người so với cuối năm 2022, trước khi tăng lên đến hơn 114 triệu người vào cuối tháng 9 vừa qua.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp quốc (OCHA) cho biết, chỉ riêng tháng 10/2023, 1,4 triệu người Palestine đã buộc phải rời bỏ quê hương do tình hình xung đột ở Dải Gaza phức tạp.

Ngoài ra, trong khi sự bùng nổ của xung đột từ Ukraine đến Dải Gaza đã và đang làm tăng thêm tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng di dời, các cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài cũng đóng một vai trò quan trọng. Tình hình đang rất cần được thế giới quan tâm và chung tay giải quyết.

Chúng ta không thể bỏ cuộc

Bất chấp những thách thức quá lớn như hiện nay, Cao ủy Filippo Grandi vẫn kiên quyết nhấn mạnh: “Chúng ta không thể bỏ cuộc. Cùng với các đối tác của mình, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy và tìm kiếm các giải pháp cho người tị nạn”.

Diễn đàn tị nạn toàn cầu

Trong một thông tin có liên quan, báo cáo này được công bố trùng với thời điểm Diễn đàn về Người tị nạn Toàn cầu lần thứ hai, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 13 – 15/12 tới tại Geneva.

Diễn đàn lớn nhất về vấn đề này, chuyên tập trung vào người tị nạn và những người buộc phải di dời sẽ tập hợp các chính phủ, người tị nạn, chính quyền địa phương, tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và khu vực tư nhân để cùng nhau họp bàn, thảo luận về cách thức giải quyết khó khăn trước mắt và lâu dài.

Hạnh Nhi (Tổng hợp và lược dịch từ UN News & Aljazeera)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Return to top