Thế giới

Tuổi thọ trung bình ở Tây Thái Bình Dương tăng gấp đôi sau bảy thập kỷ

ClockThứ Bảy, 15/04/2023 08:00
Tuổi thọ trung bình của người dân ở khu vực Tây Thái Bình Dương hiện là 77, tăng gần gấp đôi so với 75 năm trước. Thành quả này có được nhờ đổi mới sáng tạo và đầu tư y tế cộng đồng trong nhiều thập niên qua.

Tỷ lệ sinh giảm - Vấn đề vô cùng nghiêm trọng đang xảy ra ở Hàn QuốcTrẻ em được cha mẹ bảo vệ quá mức có thể không có tuổi thọ caoPháp đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổiĐông Nam Á: Điểm sáng với nhiều cơ hội phát triểnNữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời, hưởng thọ 96 tuổi

leftcenterrightdel
Người cao tuổi tập thể dục tại Tokyo (Nhật Bản). (Ảnh: AFP/TTXVN) 

Đây là đánh giá được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đưa ra ngày 14/4 nhân kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này.

Theo WHO, cách đây 75 năm khi tổ chức này mới ra đời, người dân ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tuổi thọ từ 40-50 tuổi.

Phó Tổng Giám đốc WHO, bà Zsuzsanna Jakab, nhấn mạnh WHO đang hợp tác với các nước và đối tác để tăng cường sức khỏe người dân, đảm bảo an toàn cho thế giới, hỗ trợ những người dễ bị tổn thương để tất cả người dân thế giới có được sức khỏe và hạnh phúc ở mức cao nhất."

Theo bà, hiện là thời điểm đánh giá những thành tựu đạt được, phát huy chúng và nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân, trong đó có người dân ở khu vực Tây Thái Bình Dương. 

Văn phòng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết bệnh đậu mùa và bại liệt từng là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng tại khu vực này. Tuy nhiên, bệnh đậu mùa đã được thanh toán vào năm 1980 và khu vực này không ghi nhận sự lây lan của virus bại liệt trong môi trường hoang dã kể từ năm 2000.

Số ca tử vong do sốt rét tại khu vực cũng giảm 88% qua nhiều thập kỷ. Hiện có thêm nhiều bà mẹ và trẻ em ở khu vực này được cứu sống. Hầu hết các ca sinh nở đều được các nhân viên y tế hỗ trợ và tỷ lệ trẻ em được tiêm vaccine phòng bệnh đạt tới 90%.

Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo bất chấp tiến bộ đạt được, mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho tất cả người dân vẫn là bài toán khó. Tuổi thọ tại một số nước vẫn thấp hơn, thậm chí là tới 10 năm, so với mức trung bình của khu vực. Chưa kể, quá nhiều người vẫn chưa tiếp cận được với dịch vụ y tế chất lượng do gánh nặng tài chính.

Do đó, vẫn còn nhiều việc cần phải giải quyết và các mối đe dọa vẫn đang đặt ra các thách thức cho thành tựu y tế đạt được sau nhiều thập kỷ qua.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay toàn cầu sẽ tăng trở lại trong năm 2025

Theo dự báo của Công ty tư vấn American Express Global Business Travel Group (Amex GBT), giá vé máy bay toàn cầu sẽ đắt hơn vào năm 2025, ngay cả khi mức tăng ở mức vừa phải. Theo đó, giá vé phản ánh chi phí cao hơn và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài.

Giá vé máy bay toàn cầu sẽ tăng trở lại trong năm 2025
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Return to top