Thế giới

UNCTAD gióng hồi chuông cảnh báo về gián đoạn thương mại toàn cầu

ClockThứ Hai, 29/01/2024 06:26
TTH - Phát biểu trong một cuộc họp báo mới đây của LHQ, đại điện Cơ quan thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD) đã nêu lên mối lo ngại sâu sắc về sự gián đoạn ngày càng gia tăng đối với thương mại toàn cầu.

Dòng vốn FDI đổ vào các nền kinh tế đang phát triển giảm 9% trong năm 2023ASEAN sẽ là nhân tố chủ chốt trong thương mại toàn cầu bền vữngTriển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn “rất không chắc chắn”

Theo UNCTAD, các cuộc tấn công gần đây nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ, kết hợp với căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến tuyến vận chuyển ở Biển Đen và tác động của biến đổi khí hậu đối với kênh đào Panama, đã làm nảy sinh một cuộc khủng hoảng phức tạp ảnh hưởng đến các tuyến thương mại quan trọng.

 Những gián đoạn trên các tuyến vận tải biển đang gây những tác động kinh tế sâu rộng. Ảnh minh họa: UN/Dangcongsan

Sự gián đoạn ở kênh đào Panama và Suez

Kênh đào Suez, tuyến đường thủy quan trọng nối Biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ, xử lý khoảng 12% - 15% thương mại toàn cầu trong năm 2023. Theo ước tính của UNCTAD, khối lượng thương mại đi qua kênh đào Suez đã giảm 42% trong vòng 2 tháng qua.

Trong khi đó, kênh đào Panama - một tuyến huyết mạch quan trọng khác cho thương mại toàn cầu, đang phải vật lộn với hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước giảm, dẫn đến tổng số lượt vận chuyển trong tháng qua giảm mạnh đến 36% so với một năm trước.

Những tác động lâu dài của biến đổi khí hậu đối với khả năng hoạt động của kênh đào đang làm dấy lên mối lo ngại về tác động lâu dài đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ, được đánh dấu bằng các cuộc tấn công do Houthi dẫn đầu làm gián đoạn các tuyến đường vận chuyển, lại tiếp tục làm tình hình phức tạp thêm.

Chi phí tăng

Để đối phó với cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, các công ty lớn trong ngành vận tải biển đã tạm thời đình chỉ các chuyến quá cảnh qua kênh Suez. Do vậy, lượng tàu container quá cảnh hàng tuần đã giảm mạnh 67%. Vận chuyển tàu chở dầu và khí đốt cũng đang có sự sụt giảm đáng kể.

Trong khi đó, giá vận chuyển ngày càng tăng. Mức tăng giá cước vận chuyển container trung bình 500 USD trong tuần cuối cùng của tháng 12 là mức tăng hàng tuần cao nhất từ trước đến nay. Kể từ đầu tháng 12 năm ngoái, giá cước vận chuyển container từ Thượng Hải đến châu Âu đã tăng 256%, đến bờ Tây nước Mỹ tăng 162%.

Ngoài ra, các tàu được định tuyến lại từ các tuyến đường qua kênh đào Suez và kênh đào Panama buộc phải di chuyển nhanh hơn để bù đắp cho việc đi đường vòng, đồng nghĩa với việc đốt nhiều nhiên liệu hơn trên mỗi dặm đường và thải ra nhiều CO2 hơn, khiến những lo ngại về môi trường càng trở nên trầm trọng hơn.

Tác động toàn cầu: Tăng giá năng lượng và lương thực

UNCTAD nhấn mạnh rằng, với vai trò quan trọng của vận tải hàng hải trong thương mại quốc tế, những gián đoạn này đang gây những tác động kinh tế sâu rộng.

Sự gián đoạn kéo dài, đặc biệt là trong vận chuyển container, gây ra mối đe dọa trực tiếp cho chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng nguy cơ giao hàng chậm và chi phí tăng cao.

Trong khi đó, giá năng lượng đang chứng kiến sự tăng vọt khi việc vận chuyển khí đốt bị đình trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là ở châu Âu.

Cuộc khủng hoảng cũng đang tác động đến giá lương thực toàn cầu, khi quãng đường xa hơn (do đi đường vòng) và giá cước vận chuyển cao hơn có khả năng khiến chi phí tăng lên. Sự gián đoạn trong vận chuyển ngũ cốc từ châu Âu, Liên bang Nga và Ukraine gây rủi ro cho an ninh lương thực toàn cầu, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và làm giảm giá trả cho nhà sản xuất.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ABC News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top