Thế giới

UNHCR: Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới

ClockThứ Sáu, 14/06/2024 08:19
TTH - Theo Báo cáo Xu hướng Toàn cầu năm 2024 của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) vừa công bố ngày 13/6, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới trong năm nay và năm ngoái đã lên đến mức cao mới trong lịch sử.

Ấn Độ sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2024Thái Lan đứng thứ 32 về Chỉ số hiện đại hóa thương mại toàn cầu năm 2024Liên hợp quốc kêu gọi hành động khi nợ công toàn cầu tăng lên mức kỷ lục trong năm 2023

Người dân sơ tán nhằm tránh xung đột tại Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN 

Cụ thể, báo cáo cho thấy số người bị buộc phải di dời đã đạt mức kỷ lục 117,3 triệu người vào cuối năm 2023, và đến tháng 5/2024, con số này có thể đã vượt quá mốc 120 triệu người – đánh dấu mức tăng hằng năm trong năm thứ 12 liên tiếp. Đây được cho là kết quả của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, cũng như các xung đột mới nổi và đang ngày càng gia tăng. Từ đó, UNHCR cảnh báo số người buộc phải di dời có thể còn tăng hơn nữa nếu không có những thay đổi chính trị lớn trên phạm vi toàn cầu.

Các nguyên nhân chính

Một trong những nguyên nhân chính góp phần vào sự gia tăng kỷ lục số người phải di dời được đề cập trong báo cáo là do các cuộc xung đột ở Sudan  - một trong những cuộc xung đột được đánh giá là “thảm khốc nhất”, khiến 10,8 triệu người phải rời bỏ quê nhà vào cuối năm 2023.

Trong khi đó tại Gaza, cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNWRA) ước tính khoảng 1,7 triệu người – tương đương gần 80% dân số vùng đất Palestine – đã phải di dời sau các chiến dịch tấn công của Israel.

Tuy nhiên, Syria vẫn là nước giữ kỷ lục về số lượng tuyệt đối với 13,8 triệu người buộc phải di dời trong và ngoài biên giới đất nước.

Ông Filippo Grandi, Cao ủy LHQ về người tị nạn cho biết: “Đằng sau những con số rõ ràng và ngày càng gia tăng này là hàng triệu bi kịch của người dân. Sự đau khổ đó phải thúc đẩy cộng đồng quốc tế khẩn trương hành động để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của việc di dời”.

Di dời nội bộ tăng 50% trong 5 năm

Theo báo cáo của UNHCR, những người cố gắng thoát khỏi xung đột nhưng vẫn ở lại trong nước đã góp phần làm gia tăng tình trạng di dời. Trung tâm Giám sát Di dời Nội bộ cho biết, số người di dời nội bộ trong biên giới đất nước đã tăng lên 68,3 triệu người – tức tăng gần 50% trong 5 năm qua.

Ngoài ra, số người tị nạn và những người cần sự bảo vệ quốc tế đã tăng lên 43,4 triệu người, UNHCR và UNWRA cho biết thêm.

“Đã đến lúc các bên tham chiến phải tôn trọng luật pháp quốc tế và luật cơ bản của chiến tranh… Thực tế là nếu không có sự hợp tác tốt hơn và nỗ lực phối hợp để giải quyết xung đột, các vấn đề về nhân quyền và khủng hoảng khí hậu, thì số lượng người di dời sẽ tiếp tục tăng, mang lại những đau khổ mới và dẫn tới những phản ứng nhân đạo tốn kém”, Cao ủy Grandi cảnh báo.

Người tị nạn trở về

Cũng theo báo cáo, hơn 5 triệu người phải di dời trong nước và 1 triệu người tị nạn trên toàn thế giới đã trở về quê nhà trong năm 2023. Cùng năm đó, số lượng người đến tái định cư đã tăng lên 154.300 người.

Theo UNHCR, việc hàng triệu người đã trở về quê nhà trong năm ngoái “đại diện cho một tia hy vọng quan trọng”. Tuy nhiên, những người tị nạn - và cộng đồng tiếp đón người tị nạn - cần sự đoàn kết và cần được giúp đỡ. Họ có thể thực sự đóng góp cho xã hội khi được hòa nhập vào xã hội đó, UNHCR nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top