Thế giới

UNICEF: 1/3 trẻ em thế giới bị nhiễm độc chì trong máu

ClockThứ Năm, 30/07/2020 10:07
TTH.VN - Nhiễm độc chì đang ảnh hưởng đến trẻ em trên quy mô lớn và chưa từng được biết đến trước đây, nghiên cứu mới nhất vừa được UNICEF và tổ chức phi lợi nhuận quốc tế tập trung vào các vấn đề ô nhiễm Pure Earth công bố hôm qua (29/7) cho biết.

WHO cảnh báo tình trạng nhiệm độc chì ở trẻ em

Nhiều loại đồ chơi không an toàn chính là một trong những nguồn gây nhiễm độc chì cho trẻ. Ảnh minh hoạ: bebe123.com.br/Tuoitre

Theo báo cáo, khoảng 1/3 trẻ em trên toàn cầu, tương đương 800 triệu người, có lượng chì trong máu bằng hoặc cao hơn 5 microgam trên mỗi decilitre, giới hạn tiêu chuẩn y tế công cộng được đặt ra. Gần một nửa số trẻ em này sống ở Nam Á.

Chỉ với vài triệu chứng ban đầu, nhiễm độc chì âm thầm tàn phá sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, với những hậu quả có thể dẫn đến tử vong, Giám đốc điều hành UNICEF, bà Henrietta Fore cảnh báo. Hiểu được mức độ ô nhiễm chì lan rộng như thế nào, và hiểu được sự hủy diệt mà nó gây ra cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng, chính là động lực cho các hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em.

Có tên “Sự thật độc hại: Trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm chì làm suy yếu một thế hệ tiềm năng”, bào cáo của UNICEF là một phân tích về phơi nhiễm chì ở trẻ em. Báo cáo lưu ý rằng chì là một chất độc thần kinh mạnh gây ra tác hại không thể khắc phục đối với não của trẻ em, và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, khiến chúng bị suy giảm thần kinh, nhận thức và thể chất suốt đời.

Phơi nhiễm chì ở trẻ em cũng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi, và làm gia tăng tội phạm và bạo lực, báo cáo cho biết. Ước tính, các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp sẽ tổn thất khoảng 1 nghìn tỷ USD tiềm năng kinh tế từ những đứa trẻ này.

Tái chế pin không đạt tiêu chuẩn

Theo báo cáo, tái chế không chính thức và không đạt tiêu chuẩn các loại pin axit-chì là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ em sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi đang gia tăng các loại phương tiện và thiếu quy định tái chế pin động cơ, dẫn đến gần ½ lượng pin axit-chì được tái chế không an toàn trong nền kinh tế phi chính thức.

Thủ phạm khác: Ống dẫn, sơn, sản phẩm tiêu dùng

Các nguồn phơi nhiễm khác có thể kể đến bao gồm chì trong nước do việc sử dụng các loại ống bị nhiễm chì, chì từ các ngành công nghiệp - như khai thác mỏ, sơn và bột màu có chì, và xăng pha chì.

Hàn chì trong lon thực phẩm, cũng như trong các loại gia vị, mỹ phẩm, thuốc ayurvedic, đồ chơi và các sản phẩm tiêu dùng khác, cũng là các nguồn gây nhiễm độc chì. Đáng lo ngại, nhiều phụ huynh làm việc trong môi trường liên quan đến chì thường mang bụi bẩn về nhà trên quần áo, tóc tai, tay chân và giày dép, từ đó vô tình để con cái họ tiếp xúc với yếu tố độc hại này.

Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Theo ông Richard Fuller, Chủ tịch của Pure Earth, tin tốt lành là chì có thể được tái chế một cách an toàn mà không gây phơi nhiễm cho công nhân, con cái của họ và các vùng lân cận, đồng thời các địa điểm bị nhiễm chì có thể được khắc phục và phục hồi. Hơn nữa, mọi người có thể được giáo dục về những nguy hiểm và được trao quyền để bảo vệ bản thân và con cái họ. Lợi nhuận từ khoản đầu tư này sẽ là rất lớn: sức khỏe được cải thiện, năng suất tăng, IQ cao hơn, ít bạo lực hơn và tương lai tươi sáng hơn cho hàng triệu trẻ em trên khắp hành tinh, ông nói.

Báo cáo khuyến nghị Chính phủ của các quốc gia bị ảnh hưởng nên có cách tiếp cận phối hợp để xây dựng các hệ thống giám sát, báo cáo và thiết lập các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Rõ ràng, việc trang bị các hệ thống y tế để phát hiện, theo dõi và điều trị phơi nhiễm chì ở trẻ em là điều rất cần thiết. Đồng thời, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng hướng đến phụ huynh, nhà trường, lãnh đạo cộng đồng và nhân viên y tế có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các tiêu chuẩn về môi trường và sức khỏe.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top