Thế giới

Ủy ban châu Âu phê duyệt hợp đồng mua vaccine Valneva ngừa COVID-19

ClockThứ Năm, 11/11/2021 12:48
Hợp đồng với Valneva cho phép tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) mua gần 27 triệu liều vaccine phòng virus SARS-CoV-2 vào năm 2022.

Nghị viện châu Âu chính thức thông qua chứng chỉ xanh kỹ thuật sốWHO: Vaccine COVID-19 có thể chống lại tất cả các biến thể

Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Valneva. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 10/11 đã thông qua hợp đồng thứ 8 với một công ty dược phẩm để mua vaccine tiềm năng chống COVID-19.

Loại vaccine mới này có khả năng ứng phó hiệu quả với các chủng mới và có thể cung cấp cho các quốc gia EU tới 33 triệu liều vào năm 2023.

Theo Chủ tịch EC, Ursula von der Leyen, hợp đồng mới cho phép điều chỉnh vaccine theo các biến thể mới. Danh mục lớn các loại vaccine không chỉ giúp EU chống lại virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó ở châu Âu mà còn ở các châu lục khác.

Về phần mình, Ủy viên EC phụ trách y tế và an toàn thực phẩm Stella Kyriakides cho biết chiến lược vaccine ở EU tiếp tục mang lại kết quả, mặc dù số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng trên khắp châu Âu.

Vaccine Valneva bổ sung thêm một lựa chọn khác vào danh mục vaccine của EU sau khi tính an toàn và hiệu quả của nó đã được Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) chứng minh.

Ủy viên Stella Kyriakides nhấn mạnh: “Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các quốc gia thành viên trong nỗ lực tiêm chủng và thông điệp vẫn không thay đổi: Hãy tin tưởng vào khoa học và tiêm chủng, tiêm chủng và tiêm chủng."

Valneva là công ty công nghệ sinh học của châu Âu đang phát triển một loại vaccine virus bất hoạt từ một virus sống bị bất hoạt bằng cách xử lý hóa học. Đây là một công nghệ vaccine truyền thống, được sử dụng từ 60-70 năm nay, với các phương pháp đã được chứng minh và có mức độ an toàn cao.

Hầu hết các vaccine cúm và nhiều vaccine dành cho trẻ nhỏ đều sử dụng công nghệ này. Hiện tại, đây là ứng cử viên vaccine virus bất hoạt duy nhất trải qua các thử nghiệm lâm sàng chống lại COVID-19 ở châu Âu.

EC với sự ủng hộ của các quốc gia thành viên đã quyết định hỗ trợ vaccine này trên cơ sở đánh giá khoa học vững chắc, về công nghệ được sử dụng, kinh nghiệm mà công ty có được trong việc phát triển vaccine cũng như năng lực sản xuất để có thể cung cấp sản phẩm cho tất cả các quốc gia thành viên.

Ngày 17/6/2020, EC đã trình bày một chiến lược của châu Âu nhằm đẩy nhanh việc phát triển, sản xuất và triển khai các vaccine COVID-19 hiệu quả và an toàn.

Để đổi lại quyền mua một số liều vaccine nhất định trong một thời hạn nhất định, EC tài trợ một phần các khoản đầu tư ban đầu cho các nhà sản xuất vaccine, dưới hình thức hợp đồng mua trước.

Nhằm đối phó với các biến thể hiện tại và mới của SARS-CoV-2, EC và các quốc gia thành viên đang đàm phán các thỏa thuận mới với các công ty đã cung cấp vaccine nằm trong danh mục đầu tư của EU, các thỏa thuận cho phép mua nhanh và đủ số lượng vaccine thích ứng nhằm tăng cường và kéo dài khả năng miễn dịch.

Để mua vaccine mới, các quốc gia thành viên có thể sử dụng gói REACT-EU, một trong những chương trình quan trọng nhất của gói phục hồi kinh tế của EU (Next Generation EU) nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng bất lợi bởi đại dịch COVID-19.

Valneva gia nhập danh mục vaccine đa dạng và an toàn được sản xuất ở châu Âu, bao gồm các hợp đồng đã được ký với AstraZeneca, Sanofi-GSK, Janssen Pharmaceutica NV, BioNtech-Pfizer, CureVac, Moderna và Novavax.

Các loại vaccine này cho phép châu Âu chuẩn bị tốt cho việc tiêm chủng, một khi tính an toàn và hiệu quả của vaccine đã được chứng minh. Các quốc gia thành viên có thể quyết định tặng vaccine cho các nước có thu nhập thấp và trung bình hoặc chuyển sang các nước châu Âu khác.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC

Chiều 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố ven biển để triển khai các giải pháp tháo gỡ "thẻ vàng" IUU theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC).

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC
“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

TAND TP. Huế vừa xét xử vụ án “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động”; tuyên bố người sử dụng lao động “thua kiện”. Đây là “lời nhắc nhở” việc tuân thủ các quy định của pháp luật để được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc do kiện tụng kéo dài.

“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Phấn đấu mỗi năm đưa trên 70 lao động ở A Lưới đi làm việc nước ngoài

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 374 về đẩy mạnh công tác đưa người lao động vùng đồng bào miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2023 - 2025. Kế hoạch này nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và kỹ năng, tác phong nghề nghiệp của người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào miền núi và của tỉnh.

Phấn đấu mỗi năm đưa trên 70 lao động ở A Lưới đi làm việc nước ngoài
Return to top