Thế giới

Việt Nam chiếm gần 1/3 lưu lượng thương mại điện tử Đông Nam Á

ClockThứ Ba, 10/12/2019 17:08
TTH.VN - Một báo cáo mới của iPrice Group – công ty có trụ sở tại Malaysia cho thấy, Việt Nam chiếm 30,9% tổng lưu lượng truy cập các web thương mại điện tử ở Đông Nam Á trong quý III năm nay, chỉ đứng sau Indonesia.

Amazon chính thức ra mắt tại thị trường Việt NamASEAN đứng trước sự bùng nổ thương mại điện tửASEAN sẵn sàng cho ngày hội mua sắm trực tuyến 11/11Thương mại điện tử tăng trưởng kỷ lục ở ASEANĐông Nam Á: Chi tiêu trực tuyến tăng trưởng theo cấp số nhân

Việt Nam chiếm gần 1/3 tổng lưu lượng thương mại điện tử Đông Nam Á. Ảnh minh hoạ: Bộ Công thương

Theo báo cáo “Bản đồ thương mại điện tử Đông Nam Á”, so với quý II, lưu lượng truy cập các web thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng 5,2 điểm phần trăm, mức tăng trưởng cao nhất trong 6 quốc gia được nghiên cứu, trong khi thị trường hàng đầu Indonesia giảm 10,6 điểm phần trăm.

Báo cáo cũng chỉ rõ rằng các công ty nước ngoài và nội địa đều đang tìm cách mở rộng tại Việt Nam, nhưng các công ty trong nước chiếm 72% lưu lượng, trong khi đó các công ty quốc tế, chủ yếu là Shopee và Lazada, chiếm 28% còn lại.

Biểu đồ lưu lượng truy cập web thương mại điện tử Đông Nam Á quý II - quý III/2019. Ảnh: iPrice Group

Những số liệu này cho thấy Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tỷ lệ truy cập đối với các web nội địa, vượt xa Thái Lan, Malaysia và Philippines, nơi các công ty nước ngoài thống trị, chiếm ít nhất 78%.

Mặc dù Shopee vẫn đứng đầu bảng xếp hạng trong quý III với 34,6 triệu lượt truy cập tại Việt Nam, nhưng sàn thương mại điện tử nội địa Sendo đã lần đầu tiên leo lên vị trí thứ hai với 30,9 triệu lượt truy cập, tăng 10% so với quý II. Trang Thegioididong cũng có bước tiến đáng ghi nhận khi vượt 2 bậc lên vị trí thứ ba với 29,3 triệu lượt truy cập, trong khi cả Tiki và Lazada lần lượt rơi xuống vị trí thứ tư và thứ năm.

Nền kinh tế internet của Việt Nam ước đạt giá trị 12 tỷ USD trong năm nay, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 38% kể từ năm 2015 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 43 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo e-Conomy Đông Nam Á 2019 của Google và Temasek.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Itech)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top