Thế giới

Việt Nam có thể trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về điện gió ngoài khơi

ClockThứ Tư, 10/06/2020 21:38
TTH - Thông tin mới nhất trên trang CNA ngày 10/6 chỉ ra rằng, Việt Nam có thể trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong tương lai về sản xuất năng lượng gió ngoài khơi với tiềm năng to lớn dọc đường bờ biển kéo dài 3.000km.

Năng lượng gió có thể cung cấp 20% tổng công suất điện toàn cầu

Việt Nam nên tận dụng lợi thế để phát triển điện gió ngoài khơi. Ảnh minh họa: Dân trí

Theo đó, công suất điện hiện tại của Việt Nam là xấp xỉ 54GW và chính phủ Việt Nam có kế hoạch tăng gấp đôi con số này lên mức 130GW trong thập kỷ tới. Công nghệ điện gió ngoài khơi được chứng minh là một phương án hấp dẫn và khả thi để thực hiện bước nhảy vọt đó.

Sau hợp tác với Cơ quan Năng lượng tái tạo Việt Nam, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) phát hiện ra rằng nếu được khai thác triệt để, năng lượng gió ngoài khơi có thể tạo nên công suất điện lên tới 160GW. Với đường bờ biển dài và tốc độ gió lớn như của Việt Nam, thuận lợi này nếu được đầu tư phát triển có thể đóng góp rất lớn vào việc khử Carbon cho nguồn cung cấp điện của đất nước.

Trong một thông tin có liên quan, Bà Liming Qiao, Giám đốc khu vực châu Á của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho biết, năng lượng gió và năng lượng tái tạo khác hiện là nguồn công nghệ hứa hẹn nhất trong việc bù đắp cho các lỗ hổng của Thỏa thuận Paris. Chi phí năng lượng tái tạo đang giảm đáng kể và đây chính là thời điểm tốt nhất để năng lượng tái tạo đóng vai trò tốt hơn trên thị trường. Ngoài ra, chúng cũng giúp chấm dứt sự phụ thuộc của người Việt vào nhiên liệu hóa thạch, vốn là trở ngại lớn để đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Mũi Khoan Phân phối may lạnh mitsubishi heavy Lê Phạm

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu

Báo cáo mới nhất do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố cho hay, sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với những công nghệ năng lượng sạch đã đạt đến mức cao mới, khi các nhà hoạch định chính sách tập trung trở lại vào an ninh năng lượng sau nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây.

Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu
Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Return to top