Thế giới

Việt Nam kêu gọi cách tiếp cận toàn diện giải quyết các thách thức tại Mali

ClockThứ Sáu, 09/10/2020 08:41
Báo cáo trước HĐBA, ông Mahamat Saleh Annadif, Phái viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Mali, Trưởng Phái bộ LHQ tại Mali (MINUSMA), cho rằng tình hình Mali đến nay cơ bản đã ổn định sau vụ đảo chính hôm 18/8 vừa qua.

Việt Nam tham gia tích cực trong hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh mạngNhật Bản nới lỏng nhập cảnh với tất cả các nước, đón người Việt NamSingapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10Thế hệ Z của Việt Nam chuẩn bị cho tương laiKhách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là chuyên gia, lao động nước ngoài

Đại sứ Đặng Đình Quý tham dự phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình Mali

Tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp đã tuyên thệ nhậm chức và bổ nhiệm Thủ tướng dân sự. Chính phủ chuyển tiếp đã được thành lập với 25 thành viên, đề ra các ưu tiên gồm 4 điểm là củng cố quân đội; chống lại các hành vi vi phạm, tập trung chống tham nhũng; tổ chức các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và cam kết trả lại tính hợp pháp của Hiến pháp; thực hiện Thoả thuận hoà bình và hoà hợp dân tộc năm 2015.

Đặc phái viên Annadif đánh giá cao vai trò hoà giải của Cộng đồng Kinh tế khu vực Tây Phi (ECOWAS); cho rằng thời điểm này là cơ hội để người dân Mali và các bên liên quan cùng nhau hợp tác, xây dựng hoà bình, an ninh và phát triển bền vững cho Mali. Phái bộ MINUSMA luôn sẵn sàng giúp đỡ Mali và người dân thực hiện các mục tiêu nêu trên.

Các nước thành viên HĐBA chia sẻ với báo cáo của Đặc phái viên Annadif,; nhấn mạnh Chính phủ chuyển tiếp cần sớm tổ chức bầu cử công bằng, tự do và minh bạch để thành lập chính phủ dân sự và tiếp tục triển khai Hiệp định Hoà bình năm 2015.

Các nước đánh giá cao nỗ lực của Cộng đồng Kinh tế khu vực Tây Phi, Liên minh châu Phi (AU) trong bình ổn tình hình ở Mali, đặc biệt là vai trò trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế khu vực Tây Phi; thúc giục các bên liên quan tập trung chống khủng bố, bạo lực cực đoan và xung đột giữa các cộng đồng dân cư; củng cố sự hiện diện của Nhà nước tại miền bắc và miền trung Mali. Một số nước nhấn mạnh việc bảo đảm các hoạt động nhân đạo suôn sẻ, hỗ trợ Mali chống dịch COVID-19 và tập trung phát triển bền vững.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ thay mặt Việt Nam và Indonesia, hai nước thành viên của ASEAN tại HĐBA, tái khẳng định ủng hộ đoàn kết, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Mali; cho biết hai nước theo dõi sát tình hình Mali và ghi nhận việc bổ nhiệm Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp.

Trước tình hình an ninh xấu đi do khủng bố và bạo lực cực đoan gia tăng, Đại sứ kêu gọi các bên tăng cường niềm tin và hợp tác để thúc đẩy hoà hợp dân tộc, thực hiện nhanh chóng việc chuyển tiếp sáng chế độ dân sự; tiếp tục thực hiện Thoả thuận hoà bình 2015. Đại sứ kêu gọi cách tiếp cận toàn diện để giải quyết các thách thức về an ninh, nhân đạo; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại Mali và nhấn mạnh các ủng hộ nỗ lực của LHQ, Liên minh châu Phi, Cộng đồng Kinh tế khu vực Tây Phi và cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp và ổn định tại Mali.

Đây là lần đầu tiên diễn ra phiên họp trực tiếp tại phòng họp HĐBA kể từ tháng 3 năm nay do tác động của dịch bệnh Covid-19. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong quá trình họp, vị trí ngồi giữa các thành viên HĐBA đã được lắp kính ngăn cách.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Return to top