Thế giới

Vòng đàm phán thứ 3 Nga-Ukraine đạt tiến triển nhỏ về sơ tán dân

ClockThứ Ba, 08/03/2022 08:08
Hai bên đã đạt được một vài tiến triển nhỏ về hoạt động hậu cần sơ tán dân thường, song không có thỏa thuận nào có thể cải thiện đáng kể tình hình chung.

Ukraine thông báo về thời điểm diễn ra đàm phán vòng 3 với NgaNga và Ukraine sẽ tiến hành đàm phán thêm​Vòng đàm phán mới nhất giữa Nga và Ukraine: Đã có tiến triển đáng kểNga công bố nội dung vòng đàm phán thứ hai với UkraineDư luận hoan nghênh cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine

Đại diện phái đoàn Nga và Ukraine tại vòng đàm phán thứ ba ở vùng Brest, phía Tây Belarus ngày 7/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Reuters, Sputniknews, ngày 7/3, nhà đàm phán Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết trong vòng đàm phán thứ ba với Nga, hai bên đã đạt được một vài tiến triển nhỏ về hoạt động hậu cần sơ tán dân thường, song không có thỏa thuận nào có thể cải thiện đáng kể tình hình chung.

Ông Mykhailo Podolyak tuyên bố hai bên sẽ tiếp tục đàm phán về lệnh ngừng bắn.

Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán Nga tham gia thảo luận với Ukraine - ông Vladimir Medinsky, ngày 7/3 tuyên bố vòng đàm phán thứ ba với Kiev, vốn tập trung vào việc mở các hành lang nhân đạo, không có mấy tiến triển tích cực cũng như vẫn chưa đạt được kỳ vọng, đồng thời ông cảnh báo không nên hy vọng vòng đàm phán tiếp theo sẽ mang lại kết quả cuối cùng.

Phát biểu trên truyền hình sau cuộc đàm phán, ông Medinsky cho biết vòng đàm phán diễn ra "không dễ dàng," "còn quá sớm để nói về một điều gì đó tích cực." Ông nêu rõ: "Kỳ vọng của chúng tôi vào cuộc đàm phán không được đáp ứng. Chúng tôi hy vọng lần tới chúng tôi có thể đạt được bước tiến lớn."

Theo ông Medinsky, Nga hy vọng sẽ ký ít nhất một nghị định thư tại cuộc đàm phán thứ ba này với phái đoàn Ukraine.

Trưởng phái đoàn Nga nói thêm: “Chúng tôi đến đây cùng với bộ tài liệu bằng văn bản lớn, chúng tôi đã mang theo những thỏa thuận, dự án và đề nghị cụ thể, chúng tôi đã hy vọng rằng hôm nay có thể ký ít nhất một nghị định thư liên quan đến những hạng mục mà chúng tôi dường như đã đồng ý về nguyên tắc, nhưng phía Ukraine đã mang tất cả số tài liệu này về để nghiên cứu, việc ký kết tại chỗ đã không thể thực hiện và họ nói rằng chúng tôi sẽ còn quay lại vấn đề này, có thể là trong cuộc họp tiếp theo."

Ông Medinsky cũng cho biết Nga hy vọng trong ngày 8/3, các hành lang nhân đạo ở Ukraine sẽ bắt đầu hoạt động và phái đoàn Ukraine đã đảm bảo với Nga về vấn đề này.

Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc vòng đàm phán thứ ba với Ukraine, Chủ tịch Uỷ ban Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) về các vấn đề quốc tế - ông Loenid Slutsky, tuyên bố vòng đàm phán thứ tư giữa hai bên sẽ diễn ra trên lãnh thổ Belarus trong thời gian tới.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top