Thế giới

WHO cảnh báo "dịch" béo phì đang ngày càng trầm trọng ở châu Âu

ClockThứ Tư, 04/05/2022 16:25
TTH.VN - Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 3/5, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu cho biết tỷ lệ béo phì ở khu vực này đã đến mức được gọi là “dịch bệnh” và hiện vẫn đang ngày càng gia tăng.

Hướng dẫn chế độ ăn uống mới của Hoa Kỳ: Không kẹo, bánh ngọt cho trẻ nhỏAnh công bố kế hoạch cấm quảng cáo đồ ăn vặt trực tuyếnĐối phó với tình trạng béo phì gia tăng ở trẻ em trong ASEANWHO: 1/3 các nước nghèo phải đối mặt với thiếu dinh dưỡng và béo phìThực trạng trẻ suy dinh dưỡng và béo phì đáng báo động ở Việt NamThái Lan tăng thuế đồ uống có đường để cải thiện sức khỏe cộng đồngBéo phì gây ra nhiều ca ung thư hơn hút thuốc3 mối đe dọa lớn nhất với dân số thế giới

Chế độ ăn uống không lành mạnh và lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh béo phì. Ảnh minh hoạ: Medlatec

Nghiên cứu tiết lộ rằng gần 2/3 số người lớn (chiếm 59%) và gần 1/3 số trẻ em – trong đó gồm 29% trẻ em trai và 27% trẻ em gái - ở khu vực này đang bị thừa cân hoặc béo phì.

Thừa cân và béo phì kinh niên là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu ở châu Âu. Các ước tính cho thấy thừa cân béo phì gây ra hơn 1,2 triệu ca tử vong hàng năm, tương đương với hơn 13% tổng số ca tử vong của toàn khu vực.

Tăng nguy cơ ung thư

Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm (NCD), bao gồm 13 loại ung thư khác nhau, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, béo phì cũng nhiều khả năng liên quan trực tiếp đến ít nhất 200.000 ca ung thư mới hàng năm trên toàn khu vực và con số này dự kiến ​​sẽ tăng cao hơn nữa trong những năm tới.

WHO cho biết không có quốc gia nào trong khu vực châu Âu trong báo cáo (bao gồm 53 quốc gia, trong đó có một số quốc gia ở Trung Á) đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu về việc ngăn chặn sự gia tăng béo phì vào năm 2025.

Hơn nữa, đại dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người thừa cân và những người phải sống chung với bệnh béo phì.

WHO cho biết các bệnh nhân béo phì dễ gặp biến chứng và tử vong do virus. Nhiều người cũng đã trải qua sự gián đoạn trong việc tiếp cận các dịch vụ theo dõi chứng béo phì do đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, “những thay đổi bất lợi” trong việc tiêu thụ thực phẩm và các hoạt động thể chất trong thời kỳ đại dịch do các đợt phong tỏa đã tạo điều kiện cho “một chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc lối sống ít vận động”. Xu hướng này sẽ gây ra những tác động sức khỏe trong những năm tới và sẽ đòi hỏi nỗ lực đáng kể để có thể đảo ngược.

Thay đổi quỹ đạo

Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO cảnh báo rằng béo phì là một dịch bệnh không có biên giới, và mỗi quốc gia châu Âu đều phải đối mặt với thách thức sức khoẻ này.

“Bằng cách tạo ra các môi trường thuận lợi hơn, thúc đẩy đầu tư và đổi mới trong y tế, đồng thời phát triển các hệ thống y tế mạnh mẽ và có khả năng phục hồi, chúng ta có thể thay đổi quỹ đạo của bệnh béo phì trong khu vực”, ông nói.

Được biết, báo cáo của WHO đưa ra một loạt các biện pháp can thiệp và lựa chọn chính sách cho các chính phủ để giải quyết tình trạng béo phì, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng trở lại tốt hơn sau đại dịch.

WHO giải thích rằng nguyên nhân của bệnh béo phì “phức tạp hơn nhiều so với sự kết hợp đơn thuần giữa chế độ ăn uống không lành mạnh và không hoạt động thể chất”.

Bằng chứng mới nhất được trình bày trong báo cáo nêu bật mức độ dễ bị tổn thương do trọng lượng cơ thể không khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời có thể ảnh hưởng đến xu hướng phát triển bệnh béo phì của một con người sau đó.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng đang thúc đẩy sự gia tăng béo phì ở châu Âu, bao gồm việc tiếp thị thực phẩm và đồ uống không lành mạnh cho trẻ em, cũng như sự gia tăng xu hướng chơi game trực tuyến dẫn tới ít vận động.

Khuyến nghị của WHO

Các khuyến nghị chính sách được WHO đề ra trong báo cáo bao gồm thực hiện các can thiệp tài khóa như tăng thuế đồ uống có đường hoặc trợ cấp cho thực phẩm lành mạnh hơn, đồng thời hạn chế tiếp thị thực phẩm không lành mạnh cho trẻ em và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ quản lý béo phì và thừa cân trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Các nỗ lực cải thiện chế độ ăn uống và hoạt động thể chất “trong suốt cuộc đời” cũng được đề xuất, bao gồm giai đoạn tiền thai kỳ và chăm sóc trong thai kỳ, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và các can thiệp tại trường học, cũng như tạo môi trường cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất.

WHO cho biết vì bệnh béo phì rất phức tạp, không có biện pháp can thiệp đơn lẻ nào có thể ngăn chặn sự gia tăng của dịch bệnh đang ngày càng gia tăng này và bất kỳ chính sách quốc gia nào cũng phải đi kèm với những cam kết chính trị cấp cao. Chúng cũng phải mang tính toàn diện và hướng tới giải quyết những bất bình đẳng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top